Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ là bệnh tay chân miệng. Vậy bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và phải phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây ba mẹ nhé!

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Virus gây bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan cực nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch. Mùa cao điểm của bệnh là trong khoảng tháng 3 – 5 và tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua các con đường sau đây:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh
  • Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung hoặc khi ho, hắt hơi, nói chuyện
  • Cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng có dính virus gây bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh
  • Lây bệnh từ ba, mẹ hay người trực tiếp chăm sóc trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có 3 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Mỗi giai đoạn có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

bệnh

Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 – 6 ngày và thường chưa để lại triệu chứng gì nên khó có thể nhận biết được trẻ đang bị bệnh. Ngay từ giai đoạn này, virus gây bệnh có trong cơ thể trẻ đã có thể phát tán đi khắp nơi qua đường phân, nước bọt,… nên khi ba mẹ tiếp xúc và chăm sóc bé cũng sẽ rất dễ bị lây bệnh.

Khởi phát bệnh

Giai đoạn khởi phát bệnh kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này, bé bị bệnh tay chân miệng sẽ gặp các triệu chứng như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sốt (có thể là số nhẹ khoảng 37,5 – 38 độ C hoặc sốt nặng 38 – 39 độ C)
  • Mệt mỏi trong người
  • Bị tổn thương, đau rát ở răng, miệng và cổ họng kèm chảy nước bọt nhiều
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy

Toàn phát

  • Xuất hiện các mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông với đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Các bóng nước này có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da. Khi sờ lên da thấy có cảm giác cộm, không đau và cũng không gây ngứa
  • Loét miệng: Bóng nước cũng xuất hiện ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ với đường kính 2 – 3mm và rất dễ vỡ. Khi vỡ, bóng nước sẽ để lại các vết loét gây đau đớn trong miệng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống của trẻ.
  • Xuất hiện ban hồng, mụn lở, rộp da
  • Ở trường hợp nặng, bé có thể bị rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, sốt cao (trên 39 độ C) kèm ói

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nên nhiều ba mẹ lo lắng không biết bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không. Câu trả lời là nếu phát hiện bệnh sớm và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ thì bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác như viêm màng não virus, bại liệt, tê liệt và thậm chí tử vong. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bé sẽ tự miễn dịch với chủng virus gây bệnh đó. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng là do nhiều chủng virus khác nhau gây ra nên việc trẻ có thể mắc bệnh lại là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, ba mẹ rất nên tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Vì bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh nên ba mẹ có thể tham khảo các cách đơn giản sau đây để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ:

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng mỗi khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là khi chuẩn bị đồ ăn thức uống cho bé
  • Thường xuyên khử trùng và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sân vườn, không gian và các vật dụng xung quanh bé như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,…
  • Xử lý rác thải đúng cách, tránh thải bừa bãi ra môi trường chung
  • Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng
  • Không tiếp xúc gần với các bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng
  • Theo dõi sức khỏe trẻ thật kỹ, khi thấy các triệu chứng mắc bệnh thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?”. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu như ba mẹ phát hiện bệnh sớm cho trẻ và đưa trẻ đi bệnh viện điều trị kịp thời. Ngoài ra, còn một lưu ý nữa là khi bé bị bệnh, ba mẹ cần chú ý vệ sinh da thật cẩn thận cho bé để tránh bội nhiễm vi khuẩn nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy