BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - 6 điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – 6 điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên biết

     Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra thường gặp nhất ở trẻ em. Theo thống kê của bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 60 nghìn trẻ em mắc phải căn bệnh này. Chính vì thế, việc trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh này là điều cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ. Trong số đó, các bác sĩ đặc biệt lưu ý về 6 điều sau.

  1. Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể tái phát

            Tay chân miệng khác với một số loại bệnh như thủy đậu, sởi (đều cùng một họ vi rút gây bệnh) ở chỗ, dù bé đã từng bị một lần nhưng bé vẫn có khả năng sẽ bị tái phát. Lý do là vì:

            – Bệnh tay chân miệng xuất phát từ nhóm vi rút gây bệnh mang tên Enterovirus. Nhóm vi rút này lại bao gồm nhiều loại vi rút dẫn đến các dấu hiệu bệnh tay chân miệng có thể khác nhau hoặc tương tự như nhau, chẳng hạn như vi rút Coxsackie A và Enterovirus 71

            – Bé đã từng mắc bệnh có thể có sức đề kháng với loại vi rút tay chân miệng này nhưng lại không có khả năng chống chọi với vi rút tay chân miệng khác (nhưng thuộc cùng một nhóm vi rút gây bệnh).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

            Do đó nếu bé đã từng mắc bệnh tay chân miệng thì cha mẹ cũng đừng vội chủ quan mà cho rằng bé sẽ không thể bị lần lại lần nữa.

  1. Bệnh tay chân miệng có thể ở trạng thái bệnh lý nhẹ hoặc nghiêm trọng

            Phần lớn các bé bị tay chân miệng đều có những biểu hiện bệnh lý không quá nghiêm trọng. Cụ thể như sốt nhẹ hoặc không sốt, miệng viêm loét nhẹ như hiện tượng nhiệt mồm, vòm miệng, lợi, lưỡi, vòm má, có thể xuất hiện các nốt đỏ hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gót chân, mông. Những nốt đỏ này thường tự khỏi trong khoảng 1 tuần, nặng hơn thì bé có thể lờ đờ, biếng ăn, bỏ ăn khoảng 2-3 ngày rồi sau đó sẽ dần dần khá lên trong khoảng trên dưới 1 tuần.

            Nhưng đối với các bé bị tay chân miệng do vi rút Enterovirus 71 gây ra thì sẽ có những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể gây ra biến chứng não, bé bị khó thở, có vấn đề về hệ tuần hoàn. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vòng một thời gian ngắn do sưng phổi, phổi tụ máu, co giật. Đặc biệt những bé mắc phải loại vi rút gây bệnh này thường không xuất hiện những nốt mẩn đỏ dễ nhận thấy như các loại vi rút tay chân miệng thông thường khác.

  1. Bé bị chân tay miệng, cha mẹ cần thông báo với nhà trường để tránh dịch bệnh bùng phát

            Trường hợp bé đang trong độ tuổi đến trường, nếu bé bị bệnh chân tay miệng, cha mẹ cần thông báo khẩn trương để nhà trường kịp thời theo dõi tình hình và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nếu xuất hiện nhiều học sinh bị mắc bệnh thì trường cần phải xem xét cho học sinh toàn trường nghỉ học ít nhất từ 1 tuần trở lên để tránh dịch tay chân miệng bùng phát.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  1. Không có thuốc đặc trị đối với bệnh chân tay miệng

            Do căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị cho các bé bị bệnh thường phụ thuộc vào tình trạng, biểu hiện bệnh lý của bé như lau người khi bé sốt cao, uống thuốc hạ sốt, nhỏ thuốc giảm đau nếu xuất hiệm viêm loét trong miệng. Quan trọng nhất là cha mẹ phải thường xuyên theo dõi các biến chứng có thể xuất hiện như đờ đẫn, nôn mửa nhiều, đau đầu dữ dội, nói năng không mạch lạc, khó thở, mạch đập yếu, chân tay lạnh ngắt. Nếu bé có một trong các biểu hiện trên thì cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.

  1. Chưa có vắc xin phòng chống bệnh chân tay miệng

            Cho đến thời điểm này, y học vẫn chưa có vắc xin miễn dịch của vi rút Enterovirus, nguyên nhân chính gây ra bệnh chân tay miệng. Do đó cha mẹ nên trang bị kiến thức và đặc biệt lưu ý đến con khi có những thông tin về dịch bệnh tay chân miệng xuất hiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Cách phòng tránh tốt nhất đối với bệnh chân tay miệng

            Một trong những cách phòng tránh rất hữu hiệu với bệnh tay chân miệng là việc giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Chính vì thế cha mẹ cần phải hướng dẫn và tạo cho các bé thói quen giữ gìn vệ sinh cơ thể như rửa tay đúng các bước trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để loại trừ các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

            Với 6 điều cần biết trên đây, hy vọng cha mẹ sẽ bình tĩnh và biết cách xử lý thích hợp, hiệu quả khi bé gặp phải bệnh tay chân miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tổng hợp từ tạp chí The Asianparent Thái Lan

Các bài viết có liên quan:

Điều tất cả các bậc cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng (HFMD)

“Hãy suy nghĩ kĩ trước khi hôn con” – Khi trẻ nhiễm virus Herpes từ mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương