Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn thông tin về trường hợp đặc biệt này: “Bệnh nhân mới sinh khoảng 1 tháng nên không thể tiến hành phẫu thuật ngay được. Bệnh nhân được khuyên thay đổi chế độ ăn ít để tránh gắng sức khi đại tiện và dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa bệnh rò trực tràng âm đạo này.
Phân tiết ra từ âm đạo của mẹ mới sinh 1 tháng
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn, khoa phụ sản, bệnh viện Taipei City Hospital RenAi Branch, chia sẻ trong chương trình Doctor Is Hot. Đó là trường hợp của cô Lý. Từng trải qua ca sinh nở con đầu lòng rất thuận lợi, và vì vậy mà tâm trạng của cô rất thoải mái khi mang thai bé thứ hai. Đến ngày dự sinh, cô Lý vẫn thong thả ở nhà gội đầu, chuẩn bị áo quần, chẳng ngờ ngay khi lên xe cấp cứu thì bắt đầu chuyển dạ đau đẻ.
Ngay khi đến bệnh viện và vào đến phòng cấp cứu, đứa trẻ đã chào đời. Việc chuyển dạ đột ngột khiến cô Lý bị tổn thương và rách tầng sinh môn. 1 tháng sau sinh, vết thương của cô Lý đã hồi phục nhưng nảy sinh vấn khác là xuất hiện tình trạng phân tiết ra từ âm đạo. Khi được thăm khám, cô Lý được chẩn đoán rò trực tràng âm đạo. Tình trạng này khiến cô Lý mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn cho biết: “Bệnh nhân mới sinh khoảng 1 tháng nên không thể phẫu thuật ngay. Bệnh nhân được khuyên thay đổi chế độ ăn ít để tránh gắng sức khi đại tiện, song song đó là dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa. Sau 3 tháng, bệnh nhân đã được phẫu thuật để điều trị tình trạng rò trực tràng âm đạo và không còn dấu hiệu rò rỉ phân qua âm đạo nữa”.
Rò trực tràng âm đạo sau khi phẫu thuật ung thư trực tràng
Một trường hợp khác được bác sĩ Lý Vĩ Hạo, khoa phụ sản, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital, chia sẻ. Bệnh nhân là bà Dung (70 tuổi) sống tại Đài Loan. Vì vết mổ ung thư trực tràng lâu lành nên đã xuất hiện tình trạng phân tiết ra từ âm đạo và dính vào đáy quần ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bà Dung được chẩn mắc bệnh rò trực tràng âm đạo khi đi thăm khám tại bệnh viện.
Bà Dung được bác sĩ khuyên nên tiến hành phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo để ngăn phân đi qua lỗ rò. Sau khi lỗ rò được xử lý sạch sẽ, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng cùng hội chẩn với bác sĩ khoa phụ sản để điều trị dứt điểm trường hợp của bà Dung.
Đề cập đến lý do có sự hình thành lỗ rò trong cơ thể, bác sĩ Lý Vĩ Hạo giải thích, các cơ quan rời rạc ban đầu được kết nối với nhau. Nếu trực tràng và âm đạo được kết nối thì đó là ống trực tràng – âm đạo; bàng quang và âm đạo được kết nối thì đó là ống bàng quang – âm đạo. Hầu hết các di chứng là sau khi phẫu thuật, đôi khi do chấn thương vì va chạm hoặc ngã xe, người từng điều trị ung thư bằng bức xạ cũng có thể bị lỗ rò.
Rò trực tràng – âm đạo là gì?
Rò trực tràng – âm đạo là sự kết nối bất thường giữa 2 ống niêm mạc của trực tràng và âm đạo. Vì kết nối bất thường này mà các chất có trong ruột có thể bị rò rỉ thông qua các lỗ rò, khiến khí hoặc phân đi qua đường âm đạo. Có 2 loại rò trực tràng âm đạo là:
- rò đơn giản (lỗ rò ở thấp, kích thước nhỏ, dưới 2,5cm)
- rò phức tạp (lỗ rò ở cao, kích thước lỗ rò lớn, trên 2,5cm)
Độ nặng, nhẹ của triệu chứng bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước lớn, nhỏ của lỗ rò.
Triệu chứng của rò trực tràng – âm đạo nặng hay không phụ thuộc vào vị trí, kích thước và nguyên nhân gây rò. Cụ thể, có các triệu chứng thường gặp như:
- có khí, phân hay mủ tiết ra từ âm đạo
- âm đạo xả mùi hôi (xì hơi qua âm đạo khi trung tiện)
- kích thích hoặc đau ở âm hộ, âm đạo và vùng giữa âm đạo – hậu môn (tầng sinh môn)
- nhiễm trùng tái phát đường âm đạo hoặc đường tiểu
- đau khi quan hệ tình dục
Theo kenh14, vinmec
Xem thêm
- Ăn 1 lúc 3 bánh trung thu, người phụ nữ bị tiểu đường suýt mất mạng
- Bộ ngực dài nửa mét khiến người phụ nữ 31 tuổi khổ sở suốt 10 năm trời
- Người phụ nữ bị biến chứng kinh hoàng khi “túi ngực hiện đại nhất của Pháp” vỡ và biến dạng sau 14 năm