Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Tác hại và những lưu ý với thai phụ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mắc bệnh khi mang thai là điều không một bà mẹ nào mong muốn. Song, suốt thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó phải kể đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Tác hại và những lưu ý với thai phụ

Rất nhiều bệnh tật đe dọa thai phụ trong suốt thai kỳ bởi cơ thể mẹ bầu trong thời điểm này là yếu nhất.

TheAsianParent ngày hôm nay đề cập đến một loại bệnh khá thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Thông qua câu chuyện tại TP. HCM dưới đây, hy vọng mẹ bầu sẽ cẩn thận hơn với sức khỏe của mình.

Mang thai khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 15 - 50

Sản phụ D sống tại TP. HCM. Cách đây 2 năm, chị biết mình mắc bệnh bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Chị thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM.

Trong quá trình điều trị, chị biết mình mang song thai. Nỗi lo lắng về bệnh tật giờ còn thêm cả những di chứng con có thể mắc phải.

Đến tuần thai thứ 23, các bác sĩ cho hay, hai bé đều có dấu hiệu nhịp tim chậm…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu sau đó phải theo dõi liên tục. Các bác sĩ tại hai bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 2 phải trao đổi thông tin thường xuyên để theo dõi mẹ bầu.

Một thách thức vô cùng lớn đối với bác sĩ, làm cách nào chọn đúng thời điểm?

Vừa chấm dứt thai kì, vừa an toàn về mặt bệnh lý song phổi bé phải đủ trưởng thành để an toàn khi ra khỏi bụng mẹ.

Bác sĩ ước lượng bé nhỏ hơn so với các bé đơn thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đến khi thai được 34 tuần tuổi, qua siêu âm phát hiện mức độ chậm tăng trưởng bắt đầu ảnh hưởng đến thai và nhịp tim chậm ở mức đe dọa.

Bác sĩ chỉ định thai phụ phải mổ lấy thai.

Nỗ lực từ các bác sĩ

Ca phẫu thuật với gần 20 y bác sĩ

Ê-kíp gần 20 bác sĩ của bệnh viện Nhi đồng 2 và Từ Dũ thực hiện ca mổ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình mổ diễn ra suôn sẻ!

Hai bé song sinh được đưa ngay qua phòng cạnh. Bé trai có nhịp tim thấp hơn, chỉ khoảng 40-50 lần/phút, được bác sĩ nhi đặt catheter tĩnh mạch rốn.

Tiếp đến, bác sĩ đặt máy tạo nhịp tim tạm thời để giữ huyết động của bé ổn định, duy trì sự sống.

Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, cả hai bé trai đều nặng 1,9 kg. Sau sinh, hai bé được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 2 để theo dõi, chăm sóc đến khi đạt 2,5 kg sẽ đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Mắc bệnh lupus ban đỏ có nên mang thai và sinh con không?

Con cái thường bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu mắc bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống thường gặp ở phụ nữ chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ. Do đó, vấn đề thai sản cần đặc biệt lưu tâm.

Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống hoàn toàn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, bệnh Lupus và quá trình thai sản có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Theo nhiều nghiên cứu, quá trình thai sản là một trong những yếu tố gây khởi phát đợt cấp của bệnh Lupus. Các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt cấp là da, thận, máu và khớp. Trong đó, thận tổn thương nặng nhất với biểu hiện viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận.

Ngược lại, bệnh Lupus gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến quá trình thai sản của bệnh nhân. Mẹ bầu dính bệnh có thể dẫn tới tỷ lệ sảy thai cao và thai lưu, đẻ non, thai chậm phát triển.

Lưu ý khi mang thai nếu mắc bệnh

Bệnh có thể khiến mẹ và bé tử vong

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhờ khoa học phát triển, hiện nay, nhiều phụ nữ đã có thể có cơ hội mang thai chẳng may nếu mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Đầu tiên, phải tuân thủ và điều trị với những thuốc được cho là cần thiết. Hầu hết các thuốc thường dùng trong kiểm soát Lupus có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai.

Tuy vậy, mang thai trên bệnh nhân Lupus ban đỏ vẫn là “thai nghén nguy cơ cao”. Do đó, trước và trong quá trình mang thai cũng như quá trình chuyển dạ, bệnh nhân cần được thăm khám và theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa, tránh những tình huống xấu cho cả mẹ và bé.

Theo VietNamNet

Xem thêm:

Sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối vẫn quyết định giữ thai nhi

Thai bám vết mổ cũ, thai phụ mất hơn 1 lít máu nhập viện nguy kịch

Ngoài 40 tuổi, thai phụ bị tiền sản giật trở về từ cửa tử

 

 

Bài viết của

DAVE