Căn bệnh “thầm kín” này của mẹ bầu có thể gây nguy hiểm tới thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai khiến không ít bà mẹ trẻ lo lắng đến cùng cực khi biết mình mang bệnh. Liệu căn bệnh lây truyền đường tình dục này có đe dọa tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ?

Nội dung bài viết:

  • Bệnh lây qua đường tình dục herpes ở phụ nữ mang thai
  • Dấu hiệu nhiễm bệnh
  • Tác hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi
  • Hướng điều trị

Bệnh lây truyền đường tình dục Herpes ở phụ nữ mang thai

Việc bị nhiễm vi rút herpes simplex tại bộ phận sinh dục (hay còn gọi là mụn rộp đường sinh dục) trong thời kỳ mang thai có thể xem là một vấn đề nghiêm trọng.

Bạn có thể chưa biết:

Với người mẹ mắc bệnh, nó chỉ gây ra một số khó chịu nhất định. Nhưng với bé sơ sinh vừa mới chào đời (thường lây lan từ mẹ thông qua đường sinh nở), đây lại là mối nguy hiểm khôn lường bởi hệ miễn dịch của trẻ còn đang rất non nớt.

Theo số liệu thống kê của bệnh viện sản TƯ, tỉ lệ trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh ở mẹ sau khi chào đời là 1/20 nghìn hoặc 1/30 nghìn ca sinh đẻ. Như vậy nguy cơ mắc bệnh của bé sơ sinh chỉ ở mức thấp. Với y học hiện đại ngày nay, mức độ nghiêm trọng khi trẻ bị nhiễm bệnh cũng đã giảm đi rất nhiều so với trước kia.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với các mẹ bầu bị mụn rộp sinh dục mãn tính (khả năng tái phát cao), các bác sĩ thấy rằng tỉ lệ nhiễm bệnh của bé sơ sinh chiếm khoảng 2-3% số thai phụ.

Trong khi đó, các mẹ lần đầu bị Herpes sinh dục trước thời gian sinh nở thì 65-70% các bé đều chào đời một cách an toàn.

Tuy vậy, với một số mẹ, Herpes sinh dục có thể gây ra tình trạng sảy thai trong các tháng đầu.

Bệnh lây truyền đường tình dục Herpes có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh tình dục Herpes như thế nào?

Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể lây lan cho trẻ sơ sinh nên các mẹ cần hết sức cẩn trọng. Những dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu mẹ nên lưu ý bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, đau nhức khắp người.
  • Cảm thấy đau rát và ngứa ngáy tại vùng kín
  • Ra khí hư
  • Chảy mủ ở âm đạo
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Xuất hiện các viêm mụn mủ tại bộ phận sinh dục
  • Các vùng thương tổn này sẽ đóng vảy cứng và khỏi sau 2-3 tuần. Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian mà vi rút có thể lây nhiễm cho người khác thông qua đường tình dục.

Bạn có thể chưa biết:

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Mặc dù các chuyên gia đều thống nhất rằng Herpes sinh dục không gây ảnh hưởng nhiều tới bản thân người mẹ nhưng nó lại có thể khiến thai nhi bị tổn thương trong thai kỳ cũng như sau khi chào đời.

Cụ thể các biến chứng mà mẹ và bé có thể gặp phải gồm:

  • Sảy thai nếu mẹ bầu mắc bệnh trong những tháng đầu mang thai
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh do virus truyền sang em bé trong lúc chuyển dạ, dẫn đến mù lòa, hỏng thị giác hoặc thậm chí tử vong
  • Viêm màng não: Tình trạng viêm màng não và tủy sống ở trẻ sơ sinh do virus Herpes đã được ghi nhận. Hậu quả là trẻ sơ sinh chịu những biến chứng và thương tổn nặng nề, chậm phát triển, sa sút trí tuệ, động kinh...
  • Các cơ quan nội tạng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng, nhất là phổi và gan
  • Hệ thống thần kinh trung ương của trẻ cũng chịu tác động tiêu cực. Bé dễ tỏ ra lờ đờ, bú kém, sốt, co giật...
  • Mẹ bầu khi bị nhiễm virus Herpes thì cũng có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác
  • Tình trạng đau đớn khó chịu ở bàng quang cũng có thể xuất hiện

Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào khi mẹ bị mụn rộp sinh dục khi mang thai?

Cách tốt nhất để giúp bé sơ sinh khi chào đời không bé nhiễm vi rút gây bệnh từ mẹ là việc phát hiện sớm căn bệnh lây nhiễm này thông qua các xét nghiệm cần thiết.

Tuy nhiên vì chi phí xét nghiệm khá đắt đỏ nên hầu như các bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện đối với các mẹ bầu đã từng có tiền sử về bệnh Herpes sinh dục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu phát hiện mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai, bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra tình hình bệnh hàng tuần cho đến thời điểm dự sinh. Phần lớn mẹ bị bệnh sẽ phải sinh mổ để phòng tránh cho bé sơ sinh khả năng nguy cơ lây bệnh từ đường âm đạo.

Trường hợp bé sơ sinh được phát hiện đã bị nhiễm bệnh thì cần được cách ly để tiêm thuốc kháng vi rút. Trong thời gian này, người mẹ vẫn có thể cho bé bú và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương