Tham khảo 7 cách bế bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

Với việc bế trẻ sơ sinh đúng cách, bé có thể quan sát toàn bộ gương mặt, ánh mắt của mẹ. Dạy bé cách biểu hiện cảm xúc và ngôn ngữ thông mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả bất ngờ.

Bế trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần chú ý nâng đỡ phần đầu và cổ của con. Mẹ nên dùng một tay choàng quanh người bé, giúp con không bị nghiêng ngả cơ thể. Tay còn lại nâng đỡ phần hông để con cảm thấy vững chãi và an toàn như đang ngồi trên một chiếc ghế dành riêng cho mình.

  • Những điều cần lưu ý khi ẵm trẻ sơ sinh
  • 7 tư thế tốt nhất để bế trẻ sơ sinh sao cho an toàn và đúng cách

Những điều cần lưu ý khi ẵm trẻ sơ sinh

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Một trong những điều bố mẹ nên học hỏi đầu tiên khi chăm sóc trẻ sơ sinh, chính là bế trẻ như thế nào để không tổn thương đến trẻ. Trẻ sơ sinh vốn mỏng manh cả tâm lý lẫn cơ thể vì thể để tránh làm trẻ bất ngờ, mẹ nên nhỏ nhẹ nói với trẻ rằng sẽ bế trẻ. Sau đó nhẹ nhàng luồng hai tay xuống dưới đầu vai và mông trẻ để bế trẻ lên”.

  • Cần vệ sinh sạch sẽ tay và tháo đồ trang sức, làm ấm tay trước khi bế bé
  • Thao tác bế nhẹ nhàng, cẩn thận, ôm trọn cơ thể và tương tác bằng ánh mắt với bé
  • Thực hiện đúng các cách ẵm trẻ sơ sinh tiêu chuẩn, không tự ý sáng tạo tư thế hay thay đổi các tư thế khó

Lưu ý khi đặt bé xuống:

  • Nhẹ nhàng như lúc chuẩn bị bế bé lên
  • Phải giữ phần đầu của bé để tránh làm bé đầu bé sẽ nghẹo xuống
  • Cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé

7 tư thế tốt nhất để bế trẻ sơ sinh

1. Tư thế bế vác bé sơ sinh

Theo các chuyên gia, đây là tư thế mang tính bản năng và tự nhiên nhất dành cho cả mẹ và bé trong 3 tháng đầu đời. Cách bế bé như sau:

  • Một tay đỡ cổ, tay còn lại nâng người bé và để bé nằm dọc, song song với cơ thể mẹ.
  • Đặt bé ở trên vai của mẹ.
  • Một tay đỡ cổ và đầu con, tay kia làm chỗ tựa cho hông của con.

Tư thế tốt nhất để bế trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: istockphoto)

2. Tư thế bế ngang đưa nôi

Với các bé  mới sinh, đây là cách bế em bé dễ nhất đối với mẹ. Nhiều trẻ có thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng khi được mẹ bế trong tư thế này. Cách bế bé như sau:

  • Đặt bé nằm song song với đòn gập cánh tay ngang của mẹ. Để đầu và cổ bé nằm tại vị trí khuỷu tay, tay kia cùng đỡ lấy hông và lưng bé.
  • Khi bế, hãy để bé áp sát vào người mẹ, đung đưa nhẹ nhàng khi muốn dỗ bé ngủ hoặc trấn an con những khi trẻ quấy khóc.

3. Tư thế nằm sấp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là một trong những tư thế ưa thích nhất của các bé sơ sinh.

Cách bế em bé:

  • Để bé nằm sao cho phần bụng của con ở phía trên đòn cánh tay của bố hoặc mẹ, đầu bé quay về phía khuỷu tay
  • Hai chân bé nép sát trên bàn tay của người bế
  • Tay còn lại đặt trên lưng trẻ giúp con cảm thấy an toàn và dễ chịu

4. Mặt đối mặt – kiểu bế giao tiếp bằng mắt với bé sơ sinh

Mẹ có thể thực hiện bế bé như sau:

  • Một tay đỡ đầu và cổ của bé
  • Thân người bé nằm trên cánh tay của mẹ
  • Tay còn lại làm chỗ tựa cho phần hông và lưng của trẻ
  • Mẹ bế bé ở tư thế này và trò chuyện, cười nói cùng con

Bế trẻ sơ sinh nhiều có tốt không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

5. Tư thế bế ghế ngồi

Tư thế thích hợp với các bé từ 3 tháng tuổi trở lên, khi cổ con đã cứng cáp. Cách bế bé, mẹ cần chú ý như sau:

  • Đặt thân và lưng bé quay lại và nép sát với ngực mẹ để giúp nâng đỡ phần đầu và cổ của con.
  • Một tay choàng quanh người bé, giúp con không bị nghiêng ngả cơ thể.
  • Tay còn lại nâng đỡ phần hông để con cảm thấy vững chãi và an toàn

6. Bế ngang cho bé bú

Đây là tư thế bế ngang phổ biến nhất dành cho các bé sơ sinh 3 tháng đầu mỗi khi đến giờ ti mẹ. 

Mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn luôn dùng tay đỡ cổ và đầu bé trên vùng khuỷu tay
  • Một tay làm chỗ tựa cho hông và lưng bé
  • Để bé nép sát vào ngực mẹ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp và dễ chịu

7. Đặt con trên đùi

Tư thế này vừa thích hợp cho mẹ và bé trò chuyện hoặc những lúc bé măm sữa bình. Cách bế này được thực hiện như sau:

  • Mẹ ngồi nép sát đùi. Sau đó đặt bé trên đùi mẹ.
  • Dùng 2 tay đỡ cổ và đầu bé sao cho đầu bé ở gần đầu gối của mẹ.

Bế bé quá nhiều sẽ làm con ngồi muộn và ngóc đầu lên chậm. Bên cạnh đó cần đảm bảo thân người con được nâng đỡ và che chắn bởi 2 cách tay của mẹ. Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn đầy đủ về chăm sóc trẻ sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Bài viết của

Minh Hương