Bé quấn hơi mẹ lại có lợi ích cho trí não và giấc ngủ của con

Bé bám mẹ và lúc nào cũng khư khư đòi mẹ phải nằm bên mới chịu ăn ngoan, ngủ ngoan thì sẽ dễ khiến mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi và không có thời gian làm việc khác. Tuy nhiên việc bé bện hơi mẹ cũng không phải không có lợi ích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bện hơi mẹ không phải là điều quá khó chịu vì nó có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho phát triển trí não và giấc ngủ của con. Hãy đọc bài viết này để biết:

  • Vì sao trẻ bện hơi mẹ nhiều vào giai đoạn đầu đời?
  • Bé bện hơi mẹ có phải là không tốt?
  • Gợi ý dành cho bé sơ sinh quấn hơi mẹ
  • Tập thói quen để giúp bé không quá bện hơi mẹ

Vì sao trẻ bện hơi mẹ nhiều vào giai đoạn đầu đời?

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, các giác quan của thai nhi đã được phát triển toàn diện. Bé có khả năng ghi nhớ âm thanh, giọng nói, khẩu vị thức ăn từ mẹ.

Bé mở mắt chào đời, dù chưa thể gọi tên hay cất lời để mẹ hiểu rằng “Con nhận ra mẹ”. Những tiềm thức về tiếp xúc trong thai kỳ, mùi hương đầu tiên của dòng sữa mẹ cũng như thân thể mẹ giúp con ghi nhớ người sinh ra và chăm sóc mình một cách chính xác nhất. Đây là bản năng giống loài từ thời tiền sử.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao, những lúc quấy khóc, chỉ cần mẹ đến bên, mùi cơ thể mẹ sẽ giúp bé trấn tĩnh và giảm bớt các căng thẳng. Rất nhiều thí nghiệm về giấc ngủ của trẻ sơ sinh đã cho thấy, các bé hoàn toàn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ lâu và sâu giấc nếu được rúc trong những đồ vật có mùi hương của người mẹ.

Bé sơ sinh quấn hơi mẹ tốt hay không?

Bé bện hơi mẹ có phải là không tốt?

Với các phương pháp nuôi con hiện đại ngày này, nhiều bé sơ sinh được ngủ trong cũi riêng, tự lập ăn, ngủ chơi để mẹ có nhiều thời gian chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy vậy, nếu con có bám hơi mẹ, thích bế nhiều, thích được vỗ về, ôm ấp trong những tháng đầu đời thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Một cuộc điều tra trên 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Nhi đồng Nationwide, Columbus, Ohio cho thấy, ôm ấp và tiếp xúc da có tác dụng giúp cho não bộ cảm thấy dịu lại, kích thích vùng hippocampus – khu vực điều chỉnh bộ nhớ để tăng khả năng của não bộ, hình thành nên cảm giác tích cực về bản thân.

Bé sơ sinh quấn hơi mẹ

Mặt trái của tình trạng bé sơ sinh bám hơi mẹ:

Ảnh hưởng đến mẹ: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khiến mẹ không thể nghỉ ngơi và dưỡng sức vì phải ẵm bồng, chăm sóc cho em bé luôn tay. Sức khỏe của người mẹ sẽ càng bị suy nhược, giảm sút hơn.
  • Mẹ không làm được gì khác vì quá mệt mỏi, làm mọi thứ đều phải chú ý đến con để “lén lút” làm.
  • Khiến mẹ bị căng thẳng đầu óc hay do hoảng loạn về mặt tâm lý, nếu nặng sẽ gây trầm cảm sau sinh.

Ảnh hưởng đến bé:

  • Trẻ càng thu mình, chỉ giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ với mẹ. Điều này sẽ cản trở sự phát triển mọi khả năng của con.
  • Trẻ sơ sinh bám hơi mẹ quá cũng không tốt cho sự phát triển bình thường của con

Gợi ý dành cho bé sơ sinh quấn hơi mẹ

Con bện hơi mẹ phải làm sao? Nếu bé ngừng khóc ngay lập tức khi được mẹ bế, điều này có nghĩa là con sẽ ngủ ngon và lâu hơn nếu được gần với mùi hương của mẹ kể cả mẹ không có ở đó. Vì vậy các chuyên gia gợi ý như sau:

– Mẹ ngủ cùng với một chiếc áo hoặc chăn sẽ dùng cho bé khoảng vài ngày để mùi hương của mẹ bám vào vật dụng đó.

– Khi bé ngủ mẹ hãy cho con mặc áo hoặc dùng chăn đó đắp cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất nhiều bé đỡ quấy khóc và ngủ ngon hơn khi dùng cách này.

Mẹ cần lưu ý: Đừng dùng áo quá to hay chăn quá dày của chính mẹ mà nên là vật dụng cá nhân của bé sẽ tốt hơn để phòng tránh tình trạng ngạt thở trong khi con ngủ.

Tập thói quen để giúp bé không quá bện hơi mẹ

Dưới đây là gợi ý của tác giả Etsuko từ cuốn sách nổi tiếng Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ :

1. Không chạy lại hoảng hốt và bế con hoặc cho bú ngay lập tức khi nghe thấy con khóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Kiểm tra xem bé khóc vì lý do gì. Nếu khóc vì đói (sau khi biết chắc rằng con đã ăn sữa trước đó bao nhiêu lâu) thì bế và cho bé ăn. Còn không, hãy thực hiện các bước như sau:

– Tháo tã bỉm của con ra kiểm tra

– Đặt bé nằm ngửa rồi mát xa nhẹ nhàng vùng bụng và ngực.

– Cho bé nằm sấp và mát xa vùng lưng, mông.

– Mặc lại bỉm cho con. Bế con lên vỗ ợ hơi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bế con dạo chơi quanh nhà hoặc đặt xuống và lắc đồ chơi

– Nếu bé vẫn khóc thì hãy cho con bú.

Đây cũng là cách để giúp trẻ không nhầm lẫn giữa tín hiệu “Khóc sẽ được bế và bú ti” mà đổi thành “Khóc-chơi-bế-bú ti”. Việc tiếp xúc da khi trẻ sơ sinh khóc rất quan trọng. Cách này giúp trẻ dễ trấn tĩnh và thoải mái mỗi khi con khó chịu. Lâu dần bé sẽ không còn đòi bế hay bắt mẹ nằm bên quá nhiều nữa.

Theo theAsianparent Thái Lan

Bài viết của

Minh Hương