Thời điểm trẻ có thể ăn mặn để tốt cho hệ tiêu hóa

Bé mấy tháng ăn mặn được? Mẹ không nên ngộ nhận bột mặn nghĩa là cho muối, nước mắm vào đồ ăn. Theo khuyến cáo bác sĩ mẹ không nên dùng muối đối với trẻ dưới 1 tuổi, đây là nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, tim mạch ở trẻ trong tương lai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé mấy tháng ăn mặn được? Trẻ từ 7 tháng có thể ăn xen kẽ bột mặn với bột ngọt để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

  • Trẻ mấy tháng ăn được bột mặn để hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh?
  • Bột mặn không có nghĩa là nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ
  • Cách nấu bột mặn cho trẻ ăn dặm

Bé mấy tháng ăn mặn được để hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh?

Mẹ không nên vội vã cho bé ăn bột mặn quá sớm hoặc khi bé mới tròn 6 tháng tuổi. Nếu ngay từ đầu trẻ ăn bột mặn, ruột của trẻ khó tiêu hóa thức ăn, nhất là chất đạm. Bé dễ bị chướng bụng hoặc viêm ruột.

Vậy bé mấy tháng ăn mặn được để trẻ không gặp các vấn đề tiêu hóa nói trên?

Khi trẻ từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với bột mặn.

Khi trẻ ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi, mẹ nên chuyển dần cho bé từ bột ngọt sang bột mặn. Mẹ cũng nên lưu ý chuyển từ từ để bé kịp thích nghi nhé. Cách tốt nhất là xen kẽ giữa một bữa bột mặn và một bữa bột ngọt. Nếu trẻ chưa thích ứng ngay với bột mặn, mẹ có thể cho bé nhấm nháp chút thôi. Khi con đã dần quen rồi mẹ mới từ từ tăng số lượng lên.

Ngoài ra, ở tháng thứ 8, mẹ có thể cho bé cữ 2 bữa ăn dặm/ngày. Mẹ cũng cần duy trì việc bú sữa của bé để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

Bột mặn không có nghĩa là nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ

Trước tiên, mẹ không nên ngộ nhận bột mặn nghĩa là cho muối, nước mắm vào đồ ăn. Trả lời câu hỏi ‘Bé mấy tháng ăn mặn được?’, theo khuyến cáo bác sĩ mẹ không nên dùng muối đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của bé một cách tiêu cực. Ăn muối còn là nguy cơ gây nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tim mạch ở trẻ trong tương lai.

Không nên nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ.

Theo Bộ Y tế thì nhu cầu nạp muối của trẻ từ 6 tháng tuổi rất ít, chỉ khoảng 0,3g/ngày.  Với trẻ từ 6-11 tháng tuổi thì lượng muốn cần thiết khuyến nghị là 1,5g/ngày.

Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – BV Đa khoa Medlatec – Nguyên Trưởng khoa Vi Chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia “Đối với mỗi cá nhân, dù ở độ tuổi nào cũng cần một lượng muối nhất định để cân bằng hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối cần thiết là rất ít và chúng đã có sẵn trong các thực phẩm như gạo, ngô, sữa, thịt…và thậm chí trong sữa cũng có khoảng 240mg Natri/l. Vì thế trẻ chỉ cần ăn những thực phẩm thông thường và không cần thêm muối”.

Cách nấu bột mặn cho trẻ ăn dặm

Nấu bột mặn cho bé cần theo nguyên tắc nào?

Bột mặn cho trẻ ăn dặm cần có đủ 4 nhóm dinh dưỡng đó là tinh bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các loại bột mặn cho con ăn dặm: Mẹ có thể dùng bột gạo xay, bột ngũ cốc từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các chất dinh dưỡng, hoặc mẹ tự nấu cháo gạo thật nhừ rồi rây mịn.
  • Đạm: mẹ có thể dùng thịt heo, thịt bò, các loại cá, tôm, cua, trứng gà (đối với bé dưới 1 tuổi thì chỉ sử dụng lòng đỏ và bỏ lòng trắng).
  • Vitamin & khoáng chất: Cung cấp vitamin và khoáng chất cho bữa ăn của con từ các loại rau củ. Cần lưu ý rằng các loại rau củ này không nên nấu trên bếp quá lâu, nếu không sẽ mất chất.
  • Chất béo tốt: Mẹ có thể sử dụng dầu ăn cho trẻ em, dầu oliu, dầu gấc, dầu dừa,…

Sau đây là một số công thức nấu bột mặn cho trẻ ăn dặm:

Bột thịt lợn hạt sen

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g
  • Hạt sen: 20g
  • Thịt lợn: 20g
  • Dầu ăn: ½ thìa cà phê

– Cách làm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thịt lợn mẹ rửa sạch, xay nhỏ, hòa trước với ít nước cho tan, đun sôi. Sau đó, mẹ cho hạt sen rửa sạch, đem hấp chín, rồi đem tán nhuyễn. Bột gạo mẹ cho vào khoảng 300-350ml nước khuấy tan.

Bắc bếp nấu, khuấy đều tay đến khi chín thì cho thịt vào khuấy đều đến khi chín. Mẹ nhớ tiếp tục cho hạt sen vào khuấy, bột sôi thì tắt bếp.

Đổ ra bát và nêm thêm chút dầu ăn để hoàn thành. Vậy là mẹ đã có món bột mặn từ thịt lợn và hạt sen cho bé ăn ngon rồi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bột thịt bò rau mồng tơi

– Nguyên liệu

  • Rau mồng tơi: 20g
  • Thịt bò: 30g
  • Bột gạo/bột ăn dặm Mabu: 20g
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Món bột thịt bò rau mồng tơi

– Cách làm

  • Thịt bò mẹ rửa sạch, xay nhuyễn.
  • Rau mùng tơi, lấy phần lá, rửa sạch.
  • Sau đó mẹ cho rau vào nồi luộc/hấp chín rồi vớt ra và xay nhuyễn.
  • Bước tiếp theo, mẹ cho bột gạo cho vào nồi nước nấu cháo.
  • Khi cháo chín, mẹ cho thịt bò, rau mồng tơi vào khuấy đều.

Cần lưu ý là nấu thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp mẹ nhé. Sau cùng mẹ hãy cho bé ăn món bột ăn dặm từ rau mồng tơi khi còn nóng ấm.

Qua những thông tin trên, mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc bé mấy tháng ăn mặn được. Mẹ cũng không nên cho con ăn muối trước khi bé tròn 1 tuổi để đảm bảo sức khỏe của bé nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Có cần cho mắm, muối vào cháo, bột của trẻ dưới 1 tuổi? – Sức khỏe và đời sống.

Bài viết của

Hòa Đặng