4 cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bé bú bình bị táo bón

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bú bình bị táo bón là vấn đề đau đầu với không ít ba mẹ có con uống sữa công thức. Cải thiện tình trạng này như thế nào cho con đây? Những gợi ý hữu ích dưới đây sẽ giúp ba mẹ.

Vì sao bé bú bình bị táo bón?

Trẻ sơ sinh thường ít khi bị táo bón (đặc biệt là với các bé bú mẹ). Tuy nhiên ở các bé bú bình do ăn sữa ngoài, tỉ lệ táo bón có thể nhiều hơn. Khi bé có dấu hiệu như số lần đi ngoài ít, chướng bụng, đầy hơi, rặn nhiều khi ị, phân có hình dạng cứng, khô, … thì lúc đó mới nên kết luận là trẻ bị táo bón.

Nhưng nếu bé vài ngày mới đi một lần mà phân vẫn bình thường thì chưa chắc bé đã bị táo bón thực sự. Ở trẻ ăn sữa công thức, con sẽ dễ bị táo bón bởi các nguyên nhân sau:

Bé bú bình bị táo bón do pha sữa không đúng cách 

Để sữa công thức đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, tỉ lệ bột, nhiệt độ nước, … quyết định quan trọng đến điều này. Khi pha sữa quá đặc, bé sẽ có nguy cơ bị mất nước, gây ra tình trạng táo bón.

Còn nếu pha sữa với nước quá nóng, sẽ khiến nhiều dưỡng chất trong sữa như vitamin nhóm B,lysin, acid folic, … dễ bị hư hại, không còn tác dụng . Nếu pha sữa bằng nước quá nguội, sữa không tan được trong nước, sữa dễ bị vón cục khiến các dưỡng chất không được hấp thu tốt nhất vào cơ thể trẻ, làm cho trẻ đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra việc sử dụng bình sữa không hợp vệ sinh là yếu tố làm tăng vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của trẻ. Với sự mất cân bằng đó, trẻ dễ dàng bị táo bón mà nhiều ba mẹ không thể ngờ tới.

Sản phẩm sữa không phù hợp

Các sản phẩm sữa cho trẻ nhỏ thường được chia theo từng độ tuổi cụ thể. Do đó tình trạng táo bón có thể xảy ra do sử dụng sản phẩm không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bú bình bị táo bón do không dung nạp protein trong sữa bò

Một số trẻ có thể bị táo bón do không dung nạp protein trong sữa bò. Ngoài ra tình trạng này còn gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, khó chịu, …

Bé bú bình bị táo bón thì nên cải thiện cho con như thế nào?

1. Pha sữa đúng cách cho bé

Trước khi pha sữa công thức cho con ba mẹ cần đọc kỹ thông tin nhà sản xuất ghi trên hộp sữa đảm bảo cơ địa của con phù hợp với các thành phần có trong sữa công thức.

Về tỉ lệ pha sữa, một số sản phẩm có tính tỉ lệ nước/sữa bột tính theo muỗng nhưng một số loại sữa thì tính theo cữ uống của bé. Nếu bé uống lượng sữa ít hơn so với hướng dẫn thì ba mẹ có thể chia tỉ lệ theo muỗng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ví dụ: Sữa Meiji nội địa số 0 khuyến nghị trẻ dưới 0,5 tháng tuổi mỗi lần ăn pha 4 muỗng với 80ml nước. Nếu trẻ bú ít hơn lượng này ba mẹ có thể chia tỉ lệ ra 1 muỗng pha với 20ml nước. Khi đó trẻ bú bao nhiêu thì pha đủ để bé bú tránh pha nhiều rồi để bé bú lại lần sau sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

2. Thay đổi loại sữa 

Khi bú sữa bị tiêu chảy hay táo bón thường xuyên, phân xấu, bú quá ít, không lên cân…, ba mẹ cần chọn một loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp với kinh tế gia đình.

Sau đó cho bé uống thử, theo dõi tiêu hoá hấp thu và sự phát triển của bé để xác định sự phù hợp. Một số dòng sữa phù hợp với trẻ bị táo bón như Morinaga, Physiolac, Aptamil, …

3. Chế độ vận động

Cũng tương tự như ở người lớn, việc vận động cho trẻ sơ sinh mang đến tác động tích cực trong việc kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy thức ăn di chuyển xuống đại tràng và đào thải phân nhanh hơn. Ba mẹ có thể giúp con tăng cường vận động tại chỗ với bài tập đạp xe đạp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Mát xa cho bé 

Một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng đã được nhiều ba mẹ áp dụng thành công. Hàng ngày, ba mẹ hãy áp dụng các động tác xoa bóp dưới đây để đẩy lùi tình trạng táo bón cho con:
  • Đặt bàn tay lên khu vực dạ dày của trẻ. Sử dụng các đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 vòng. Sau đó, di chuyển vòng xoay xuống rốn và khu vực đại tràng
  • Vuốt từ khu vực lồng xương sườn xuống đến bụng dưới bằng mép ngón tay.

Trường hợp đã áp dụng các cách trên mà con vẫn không đỡ thì ba mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và có hướng chữa trị phù hợp.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương