Nguyên nhân và cách xử lý khi bé bỏ bú bình

Bé bỗng dưng bỏ bú bình có thể là do khi mới 1, 2 tháng đầu có thể bé không nhận ra sự khác biệt bú bình và bú mẹ. Nhưng từ 3 tháng trở đi, khả năng nhận biết, học hỏi về giác quan của trẻ phát triển tốt hơn thì bé hoàn toàn có thể "tinh ý" nhận ra núm bình không "ngon" giống như bú ti mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bỗng dưng bỏ bú bình là tình trạng luôn khiến các bà mẹ lo lắng, vào những lúc này mẹ nên bình tĩnh quan sát bé để tìm ra nguyên nhân khiến bé từ chối chiếc bình thân thương.

  • Bé bỗng dưng bỏ bú bình: Nguyên nhân do đâu?
  • Cách xử lý khi bé bỏ bú bình
  • Có nhiều cách khắc phục khi bé bỗng dưng bỏ bú mẹ

Bé bỗng dưng bỏ bú bình: Nguyên nhân do đâu?

Một thói quen đã gắn bó với con từ rất nhiều tháng nay. Và đột ngột một ngày đẹp trời, con không chịu bú bình nữa.

Từ kinh nghiệm của các mẹ cho con bú bình cũng như từ lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa. Khi trẻ bỏ bú bình, mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bỗng nhiên như thế nhé.

Bình sữa có mùi lạ

Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình? Trẻ em rất nhạy cảm với mùi vị. Việc gắn bó thân thuộc với một mùi nào đó giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Mẹ thử kiểm tra xem liệu có phải mẹ đã thay đổi quy trình nào đó khiến chiếc bình và sữa của con có mùi vị không giống mọi khi? Chẳng hạn như:

  • Bình rửa chưa sạch, vẫn còn mùi nước rửa;
  • Sữa có mùi bất thường (một số mẹ có thói quen quay cả bình sữa trong lò vi sóng. Nếu làm nhiều lần như vậy chiếc bình sẽ tạo ra mùi khó chịu khiến bé sợ).

Bé đã nhận ra sự khác biệt giữa ti mẹ và núm vú giả

Đây là điều khá khó khăn với một số mẹ. Bởi các mẹ phải kết hợp cả bú bình lẫn bú mẹ. Khi mới 1, 2 tháng đầu có thể bé không nhận ra sự khác biệt này và vẫn chịu bú ngon lành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng từ 3 tháng trở đi, khả năng nhận biết, học hỏi về giác quan của trẻ phát triển tốt hơn thì bé hoàn toàn có thể "tinh ý" nhận ra núm bình không "ngon" giống như bú ti mẹ.

Đầu núm vú bình cũ không còn phù hợp với bé nữa

Lượng ăn của trẻ sẽ thay đổi qua từng tháng tuổi. Càng lớn khả năng mút của bé sẽ tốt hơn. Ở giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurt), cơ thể trẻ sẽ có những thay đổi nhất định.

Bé sẽ có thể không ăn nhiều như trước, có trẻ ăn ít đi trông thấy trong vòng 3 ngày sau đó chuyển sang chu kỳ ăn các bữa cách nhau 4h. Chu kỳ ăn cách nhau 4h sẽ theo bé đến hết năm đầu đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ không nhận ra điều này và vẫn ép bé ăn bữa quá sát nhau, đồng thời dùng núm vú cũ (kích thước nhỏ) sẽ khiến thấy trẻ cảm thấy khó chịu. Từ đó không muốn bú bình nữa.

Trẻ đang trải qua giai đoạn wonder week

Khi bước vào tuần khủng hoảng, trẻ thường có xu hướng cáu gắt, nhõng nhẽo, bỏ ngủ, bỏ ăn, bám mẹ nhiều hơn, trở nên nhút nhát, mút tay nhiều, thích ôm ấp một món đồ quen thuộc...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một điều an ủi với mẹ là giai đoạn này rồi sẽ qua nhanh thôi. Khi bé đã học được kĩ năng mới, con sẽ lại ăn uống như bình thường.

Một số nguyên nhân khác

  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng, bị tưa miệng, đau miệng, nhiễm trùng tai nên bỏ bú
  • Con đau nhức sau tiêm phòng nên khó chịu, không chịu bú
  • Trẻ bị cảm, nghẹt mũi nên khó thở
  • Con bị kích thích quá mức, mẹ cho bé ăn chậm...
  • Đôi khi chỉ đơn giản là bé không muốn bú vào thời gian đó
  • Các yếu tố môi trường bên ngoài như âm thanh, màu sắc... làm trẻ mất tập trung và không muốn bú
  • Trẻ trong giai đoạn mọc răng bị ngứa lợi nên thích cắn chặt vào núm ti chứ không chịu mút sữa
  • 1 số bé khó tính có thể không chịu ti bình do không quen người lạ cho bú hoặc tư thế bú không phù hợp làm trẻ khó chịu.

Cách xử lý khi bé bỏ bú bình

Khi bé có biểu hiện bất thường, bỏ bình và quấy khóc, việc mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Từ đó mới có cách xử lý phù hợp.

Với bé bỏ bú bình vì mùi lạ. Hãy kiểm tra lại bình, mùi vị của sữa và cố gắng rửa bình, hong bình thật khô ráo. Tuyệt đối không quay sữa trong lò vi sóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp con muốn bú mẹ hơn bú bình. Có thể nhờ người thân cho bé ăn, tạm thời mẹ lánh sang nơi khác. Cố gắng kích sữa để tăng lượng sữa mẹ cho bé.

Đổi núm vú là câu trả lời không tồi cho câu hỏi bé bỏ bú bình phải làm thế nào, chọn loại núm đem lại cảm giác như đang bú mẹ và có kích cỡ phù hợp với lượng ăn, tốc độ mút của con.

Làm thế nào khi bé bỏ bú bình? Với các bé đang trong giai đoạn giông bão của wonder week, mẹ không cần cố ép bé. Thay vào đó mẹ nên giãn cữ giữa các bữa, đợi con đói hẳn rồi hãy cho ăn và cho bé đi ngủ sớm hơn thường lệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nhiều cách khắc phục khi bé bỗng dưng bỏ bú mẹ

Tương tự như với trường hợp bé bỏ bú bình, việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bỗng dưng bỏ bú mẹ. Một số nguyên nhân phổ biến là con đau hoặc khó chịu ở đâu đó, con bị ốm, nguồn sữa của mẹ giảm... Thay đổi tư thế cho bú, thử cho con bú trong khi đang đi bộ hoặc ngồi trên ghế lắc cũng là 1 gợi ý không tồi. Nếu con từ chối ngậm ti vì sữa xuống quá nhanh và bé không kịp xử lý thì mẹ có thể vắt bớt sữa ra trước khi cho con bú...

Bài viết của

Minh Hương