Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt

Khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, trẻ sẽ có xu hướng gãi. Đây là một trong các nguồn tuyệt vời để vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp lên da của con, đặc biệt là khi bé đang bị viêm da. Hãy thường xuyên cắt móng tay và đeo bao tay cho con để tránh tình trạng này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, thậm chí cả người có thể là tình trạng rôm sảy thường gặp ở trẻ vào những ngày nắng nóng. Nhưng để đảm bảo bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt
  • Mẹ phải làm gì khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ  ở  mặt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những lý do phổ biến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt:

Bé bị chàm sữa

Chàm sữa là dạng bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là ở bé bị mẩn đỏ ở mặt. Đây là tình trạng viêm da mãn tính và không có tính lây nhiễm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chàm sữa vẫn chưa được xác định chắc chắn. Bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dị ứng. Nếu bé có bố mẹ mắc hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay, dị ứng da… thì trẻ sinh ra cũng dễ bị chàm sữa hơn các bé khác. Bên cạnh cơ địa dị ứng, các chất gây dị ứng tác động cũng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ, đó là lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, thực phẩm. Bé bị rối loạn tiêu hóa, bị nhiễm khuẩn, mẹ cho bú chưa đúng cách.

Các triệu chứng đầu tiên của chàm sữa là con sẽ bị các mụn đỏ và sau đó chuyển thành các mụn nước. Cuối cùng, các nốt này có thể đóng thành từng vẩy và khô ráp.

Chàm sữa rất thường gặp ở trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: iStock)

Nhiễm nấm Candida khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Khi thấy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, con bạn có thể bị nhiễm nấm Candida. Ở trẻ sơ sinh, nấm Candida không chỉ nổi xuất hiện trên da mặt của con, chúng còn có thể lan ra rất nhiều vị trí khác như trong miệng, các vùng da khắp người,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé bị nấm Candida trong miệng, bạn sẽ thấy khoang miệng của con có nhiều đốm trắng ngà nổi ửng đỏ lên. Ở má, nấm sẽ phát triển rất nhanh. Ở các vùng da khác, nấm sẽ mọc ở những vị trí khó thấy như bẹn, xung quanh mông, vùng đùi,…

Bé cũng có thể bị rôm sảy 

Trẻ nổi mẩn đỏ trên mặt và cả người và rôm sảy cũng thường xuất hiện ở những trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Đây là tình trạng khá phổ biến vào các ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Các nốt mẩn đỏ sẽ mọc xung quanh các vùng có nhiều tuyến mồ hôi hoạt động bền bỉ như cổ, nách, bẹn. Một số bé còn bị rôm sảy ở khuỷu tay và sau đầu gối. Ngoài ra mặt trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ từng mảng tương tự như những vị trí khác trên cơ thể.

Nguyên nhân cũng có thể do bé bị mụn nhọt

Ở trẻ vẫn có thể xuất hiện những nốt mụn riêng lẻ và sau đó sưng to dần. Một số mụn có kèm theo dịch vàng (mưng mủ).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lí lau xung quanh vùng da đang bị mụn nhọt. Đừng lễ hay vô tình làm vỡ các nốt mụn này ra vì không chỉ gây nhiễm trùng, sẹo xấu sẽ để lại “tàn tích” trên da của con.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt vì bị dị ứng

Mặt bé sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt hoàn toàn cũng có thể bị dị ứng và một trong các loại dị ứng phổ biến nhất, chính là dị ứng thời tiết. Tình trạng này xảy ra vào những thời điểm khí hậu đang có sự thay đổi (còn gọi là thời tiết chuyển mùa).

Ngoài dị ứng thời tiết, con bạn cũng có thể bị dị ứng từ các yếu tố khác như phấn hoa, lông chó mèo, thuốc kháng sinh, khói thuốc lá, thực phẩm,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Da bé sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương (Nguồn ảnh: iStock)

Tay chân miệng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Nhiều bậc phụ huynh hay nhầm lẫn bé bị tay chân miệng với một số bệnh ngoài da như viêm da hay muỗi đốt. Trong 1 – 2 ngày đầu khi mắc tay chân miệng là trên da trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm. Sau đó chúng sẽ trở thành bóng nước.

Các mụn nước đỏ này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay, có nhiều mẹ tưởng con bị muỗi đốt nên chủ quan không chú ý. Đến khi con có các biểu hiện sốt, mệt mỏi, kém ăn khi đó mới vội vàng cho bé đi khám bệnh.

Mẹ phải làm gì khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt?

Vệ sinh da cho con

Không chỉ vào những ngày con khỏe mạnh, ngay cả những ngày con bị ốm hay bị viêm da, bạn cũng cần chú ý vệ sinh da cho con thật kĩ như

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thay quần áo mỗi ngày cho con
  • Tắm rửa cho con (dùng xà phòng không chứa sút ăn da)
  • bôi phấn chống rôm sẩy sau mỗi lần thay bỉm cho bé…

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu

Dù bạn có đoán bé bị chàm sữa hoặc dị ứng khi thấy da trẻ sơ sinh nổi mẩn ở mặt đi chăng nữa, bạn cũng nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để bác sĩ có thể kê toa thuốc.

Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc (dạng uống hoặc bôi) khi chưa biết rõ nguyên nhân con bị gì.

Nhớ cắt móng tay thường xuyên cho con mẹ nhé (Nguồn ảnh: iStock)

Những điều cần chú ý loại bỏ các tác nhân gây kích ứng lên da trẻ:

  • Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm thường xuyên với nước ấm khoảng 40 độ. Không nên dùng các loại nước lá  dân gian để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng.
  • Vệ sinh cơ thể và vùng miệng của bé sạch sẽ sau khi cho bé bú
  • Hạn chế đặt bé nằm ở nơi ngột ngạt, ẩm ướt, không thoáng khí hoặc quá nóng
  • Cho trẻ mặc quần áo chất liệu thoáng mát, mềm mại, thấm hút tốt.
  • Mẹ đang cho con bú không nên ăn thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu nành, hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá nhiều muối…

Nếu mẹ thấy biểu hiện bé khó chịu bứt rứt hoặc khóc hay sốt đi kèm…thường là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên cho bé khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong