Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có đáng lo ngại không?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là triệu chứng bệnh gì? Bạn hãy cùng theAsianparent tìm hiểu và tìm cách xử lý trường hợp trên nhé!

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt

Nhiều trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt như triệu chứng thông thường của các bệnh như: Tay chân miệng, sởi, hay sốt xuất huyết. Điều này khiến cha mẹ lo lắng vì không xác định được rõ nguyên nhân. May mắn thay, mẹ có thể tầm soát những nguyên nhân mỗi khi thấy da bé nổi mẩn đỏ để đưa ra cách xử lý và phòng tránh bệnh cho bé.

Có một số nguyên nhân thường thường gặp sau:

  • Phát ban sau khi sốt
  • Các loại sữa chống táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Rôm sảy do thời tiết nắng nóng
  • Viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da

Trong những nguyên nhân trên chỉ có bệnh sốt phát ban mới có triệu chứng nóng sốt. Tuy nhiên, giai đoạn nổi mẩn thường là sau khi cơn sốt đã giảm. Vì vậy, với trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt thì có thể là do trẻ bị dị ứng thời tiết, dị ứng mùi hương hoặc cũng có thể bị dị ứng thuốc hoặc sữa mẹ.

Hai triệu chứng này đi kèm sẽ khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy. Bé thường dùng tay gãi khiến cho chỗ mẩn đỏ lại càng thêm đỏ hoặc viêm nhiễm nặng hơn có thể khiến bé bị nổi hạch, mưng mủ. Bên cạnh đó, có trường hợp bé bị nổi nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè và có thể tự khỏi dần dần.

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người do dị ứng

Dị ứng da là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nổi mẩn đỏ cho trẻ. Có nhiều yếu tố gây dị ứng cho trẻ sơ sinh bao gồm:

Dị ứng thời tiết

Những lúc giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột làm thay đổi các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm. Điều này làm khô da của trẻ, có thể nổi mẩn đỏ. Các nguyên nhân dị ứng khác có tính chất theo mùa như: Phấn hoa, côn trùng, nấm mốc sinh sôi phát triển mạnh cũng làm trẻ bị dị ứng.

Dị ứng thức ăn, sữa

Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Vì vậy, dễ bị nhạy cảm với những protein lạ như: Trứng, sữa, mật ong, các loại hải sản, tôm, cua, cá, ốc hay đậu phộng. Trẻ ăn các loại thực phẩm này dễ bị kích ứng làm nổi những nốt mẩn đỏ trên da.

Chất dinh dưỡng từ những thực phẩm này cũng có khả năng chuyển vào trong sữa. Vì vậy các mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn thực phẩm có thể gây dị ứng này.

Khi thay đổi sữa ngoài (sữa công thức), trẻ chưa thích nghi kịp cũng sẽ bị dị ứng. Hoặc bé bị dị ứng với thành phần sữa cũng sẽ bị nổi mẩn đỏ khắp người khi uống vào.

Ngoài ra, bé còn có thể bị dị ứng vì nguyên nhân: Cơ địa, rôm sảy, dị ứng do tiếp xúc…

Cần làm gì khi phát hiện bé bị nổi mẩn đỏ nhưng không sốt?

Triệu chứng này thường gặp đối với bé sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên. Bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp trẻ mau khỏi bệnh:

  • Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa các chất kháng histamin hay corticoid để điều trị. Bởi vì da bé còn non, hệ miễn dịch còn yếu nên ảnh hưởng của thuốc dễ gây những tác động xấu cho sự phát triển của trẻ.
  • Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ hàng ngày. Không bị vi khuẩn, nắng gió tấn công.
  • Tránh để bé gãi lên những vùng da tổn thương.
  • Quần áo của các bé lúc nào cũng phải rộng rãi, mềm mại.
  • Lựa chọn cho bé những thực phẩm phù hợp. Đặc biệt phải tìm hiểu về sự kích ứng của con đối với các loại thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho bé được tốt nhất.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ cho trẻ.
  • Cần chú ý cả thực đơn hàng ngày của mẹ. Bởi các tác nhân gây bệnh có thể đi qua sữa mẹ để xâm nhập vào cơ thể bé.

Những dấu hiệu mẹ cần lưu ý

Hầu hết các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt đều lành tính và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ nổi mẩn đỏ kèm những dấu hiệu sau mẹ phải hết sức lưu ý:

  • Trẻ bị sốt, ho khan.
  • Trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ li bì, khó gọi bé dậy.
  • Các nốt mẩn đỏ xuất hiện mủ, dịch vàng, rỉ nước.
  • Các nốt mẩn đỏ lan rộng, có dấu hiệu sưng tấy, đỏ hơn trước.
  • Chấm đỏ hoặc tím kèm theo tình trạng xuất huyết qua nốt mụn.

Những dấu hiệu này báo hiệu trẻ có triệu chứng của nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus nguy hiểm. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị ngay lập tức.

Mẹ thấy đấy, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt không đáng lo ngại như mẹ nghĩ. Dựa vào các thông tin như đã chia sẻ, mẹ có thể xác định bệnh lành tính hay không. Với những triệu chứng như trên, mẹ làm theo hướng dẫn để trẻ nhanh chóng năng động, vui tươi trở lại nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen