Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi ở trẻ em và cách xử lý cho phụ huynh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hôi miệng không chỉ đem lại nhiều phiền phức cho người lớn mà bé bị hôi miệng cũng dễ dẫn đến tình trạng thiếu tự tin ở con nhỏ. Thực tế hơi thở có mùi hôi tuy không phải là tình trạng hiếm ở trẻ, đa phần nguyên nhân là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, nhưng nó vẫn đem đến nhiều bất tiện. Vì vậy, mẹ nên lưu ý và tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân trẻ bị hôi miệng để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị hôi miệng

Khô miệng

Nước bọt ngoài vai trò giúp làm sạch và làm ẩm khoang miệng, còn chứa các men tiêu hóa thức ăn, giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Chứng khô miệng cũng dẫn đến việc vi khuẩn trong miệng gia tăng. Vì vậy nếu không có đủ nước bọt, các tế bào chết sẽ tích tụ dẫn đến việc trẻ bị hôi miệng. Ngoài ra, những thói quen của bé như mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến bé dễ bị khô miệng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.

Hơi thở bốc mùi làm bé thiếu tự tin

Vệ sinh răng miệng kém

Có nhiều vị trí trong miệng như: bề mặt của răng, rãnh giữa răng và nướu, các gai trên bề mặt của lưỡi, là nơi thức ăn dễ bị mắc kẹt. Do đó, nếu không vệ sinh kỹ các cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, khiến cho chúng không trôi đi trong thời gian dài sẽ sinh ra các vi sinh vật phản ứng gây ra mùi hôi cũng như có tổn hại rất lớn đến men răng của trẻ.

Trẻ mắc các bệnh về răng miệng

Các bệnh nha khoa như sâu răng và áp xe răng, Bệnh nha chu (viêm nướu răng), Lệch khớp cắn,…đều có khả năng gây ra hoặc thậm chí là làm việc trẻ bị hôi miệng trầm trọng hơn.

Trẻ có các bệnh lý đường hô hấp

Viêm xoang, hen suyễn và phì đại VA (sùi vòm mũi họng) là những nguyên nhân phổ biến khác khiến bé bị hôi miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh về hô hấp có thể là nguyên nhân gây hôi miệng

Dị vật trong mũi

Trẻ em thường hay tò mò và thử những điều mới lạ. Do đó, trẻ có thể nhét một vật lạ vào mũi, ví dụ như một hạt đậu, một mảnh đồ chơi nhỏ … và “để quên”, dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các vấn đề liên quan đến amidan

Các hốc rãnh trong amidan (đặc biệt ở những trẻ thường hay bị viêm amidan mủ, amidan phì đại) là nơi dễ bị tích tụ thức ăn, sữa, bánh kẹo … sẽ gây ra mùi cực kỳ “khó chịu” trong miệng. Bên cạnh đó, nếu trẻ từng làm giải phẫu cắt amidan vòm do amidan bị bị sưng, bị nhiễm trùng tai hoặc xoang. Sau phẫu thuật, hơi thở có mùi hôi là điều phổ biến và thường biến mất trong vòng vài tuần.

Do ảnh hưởng của thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc gây khô miệng như: thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc nhóm bệnh thần kinh có tác dụng làm giảm sản xuất nước bọt, làm khô miệng và gây hôi miệng. Ngoài ra, dử dụng kháng sinh không phù hợp và quá mức có thể gây mất vi khuẩn có lợi trong miệng; tạo cơ hội cho nấm miệng phát triển.

Cách điều trị khi bé bị hôi miệng

Chú ý chăm sóc sức khoẻ răng miệng

Dạy con đánh răng đúng cách và đúng giờ là vô cùng quan trọng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Kiểm tra răng, lợi xem có răng sâu, răng mọc lệch để điều trị triệt để. Khi có các triệu chứng bệnh nha khoa, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được khám và điều trị đầy đủ.
  • Tăng cường và chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ: bao gồm đánh răng, làm sạch kẽ răng, mặt lưỡi, súc miệng, cho trẻ uống đủ nước, và điều trị viêm xoang được khuyến khích trong việc loại bỏ hôi miệng ở trẻ em. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên cho bé dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
  • Đối với trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi) chưa thể dùng bàn chải đánh răng, phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách. Mẹ nên dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. Suy nghĩ chỉ chải răng, rơ lưỡi vào buổi sáng và tối là không đúng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Khám nha khoa định kỳ cũng nên được chú trọng

  • Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.
  • Nếu trẻ có thói quen mút ngón tay, nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Ti giả nên được khử trùng bằng nước sôi để loại bỏ vi khuẩn.
  • Thử cách chữa hôi miệng cho trẻ bằng thảo dược: Một số loại trái cây và rau quả có thể được dùng để ức chế sự hình thành mảng bám và loại bỏ mùi hôi miệng như: cần tây, cà rốt, rau mùi tây, rau diếp, nấm, rau spina, táo, cam, chanh, quả sung, dâu tây và nho,..

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham