Bé trai 4 tuổi phải cấp cứu sau khi nhét pin vào mũi, đối mặt với nguy cơ chịu di chứng suốt đời vì acid đã phá hủy hốc mũi và thành mũi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đầu tháng 7 vừa qua, 1 cháu bé 4 tuổi nhét pin vào mũi làm chảy máu rất nhiều, gia đình phải đưa đi cấp cứu tại TP. HCM.

Cháu bé 4 tuổi nhét pin vào mũi

Mới đây Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. HCM) đã tiếp nhận bệnh nhi N.Q.H, 4 tuổi, ngụ tại Đồng Nai. Cháu bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng máu mũi chảy rất nhiều.

Theo bệnh sử, ngày 4/7 bé H. chơi rồi tự nhét cục pin hình nút áo vào hốc mũi khiến máu chảy nhiều. Nghiêm trọng hơn, acid của pin đã nhanh chóng phá hủy hốc mũi và thành mũi.

Cục pin trong mũi cháu bé

Mãi đến 3 ngày sau, gia đình mới đưa bé đến cấp cứu tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã thăm khám, chỉ định chụp X-quang cho bé H. Dị vật được gắp ra bằng phương pháp gây tê. Tuy nhiên cách này không thành công vì dị vật nằm rất sâu trong hốc mũi, mũi chảy máu nhiều và acid của pin đang gây phá hủy hốc mũi và thành mũi.

Sau hội chẩn, bác sĩ Nguyễn Tường Thi, khoa Liên chuyên khoa quyết định chuyển sang lấy dị vật bằng phương pháp gây mê.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cục pin sau khi được lấy ra

Sau 2 giờ phẫu thuật bằng phương pháp nội soi cấu trúc dẫn đường, dị vật đã được lấy ra thành công. Cháu bé nhanh chóng hồi phục và được xuất viện. Dự kiến bệnh nhi sẽ tái khám theo dõi định kỳ do việc hốc mũi và thành mũi bị phá hủy bởi acid sẽ để lại di chứng về sau.

Bé trai 5 tuổi thủng màng nhĩ vì nhét pin vào tai

1 trường hợp trẻ em mắc dị vật cũng được chuyên gia y tế đưa ra để cảnh báo đến phụ huynh. Theo đó, bệnh viện Tai mũi họng TP. HCM có tiếp nhận 1 bé trai bị thủng màng nhĩ hoàn toàn do nhét pin cúc áo vào tai.

Bố cháu bé cho biết, trong lúc đang chơi ở trường thì cô giáo phát hiện bé tự nhét 2 viên pin điện tử vào tai phải. Cô giáo lấy ra được 1 viên nhưng không lấy được viên còn lại nên báo người nhà đưa bé đến bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết quả thăm khám và chẩn đoán hình ảnh ghi nhận ống tai phải bé phù nề, có nhiều mô hoại tử và dị vật kim loại đường kính 8mm, dày 2mm lọt ở trong xương chũm. Bệnh nhi được chuyển phòng mổ để tiến hành gắp dị vật.

Dị vật nhỏ, lọt sâu bên trong nên việc gắp ra rất khó khăn, đã có lúc các bác sĩ tính đến phương án phải mổ sau tai để lấy dị vật. Rất may viên pin đã được lấy ra an toàn và rửa sạch vùng da bị hoại tử cho bé. Dị vật đã khiến bé bị thủng hoàn toàn màng nhĩ, phù nề, hoại tử, mất da vùng rìa ngoài màng nhĩ, phần cán búa (bộ phận dẫn truyền thần kinh nghe) bị hoại tử một phần. Đo thính lực thấy tai phải bé nghe kém, điếc dẫn truyền mức độ trung bình.

Bé được cho dùng kháng sinh, kháng viêm và tiếp tục vệ sinh để lấy hết dịch trong tai. Quá trình điều trị kéo dài ít nhất 3-6 tháng, sau đó mới tính đến phương án phẫu thuật để vá màng nhĩ cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cẩn thận với dị vật trong cơ thể trẻ nhỏ

Theo bác sĩ Nguyễn Tường Thi, dị vật mũi là bệnh thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng, đặc biệt hay gặp ở trẻ em, vì trẻ khi chơi thường nghịch ngợm nhét đồ vào mũi như: nút nhựa, nút áo, hạt đậu, pin cúc áo….

Người lớn trong gia đình khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như khó thở, chảy nước mũi nhiều, nghiêm trọng hơn là chảy máu mũi thì hãy kiểm tra xem trong mũi bé có gì lạ hay không.

Nếu phát hiện có dị vật, trẻ cần được đưa đi khám chuyên khoa tai mũi họng trong thời gian sớm nhất có thể để chuyên gia y tế tiến hành gắp dị vật. Nếu muộn hơn, việc lấy dị vật có thể khó khăn và gây ra biến chứng cho các cơ quan cơ thể bé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào mũi là nguy hiểm. Trong khi bé có các hoạt động vui chơi, người lớn phải luôn quan sát, theo dõi. Không cho trẻ chơi với đồ chơi có pin điện tử vì trong pin có acid rất nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc trẻ bị mắc dị vật là vô cùng phổ biến, 1 phần do trẻ nhỏ ham chơi và người lớn chưa quan sát kịp thời. Hãy luôn để mắt đến con bạn để tránh những trường hợp như cậu bé 4 tuổi nhét pin vào mũi hay bé trai thủng màng nhĩ trên đây.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi