Bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ có đáng lo không? Bố mẹ phải làm gì khi con mình gặp phải vấn đề này?
Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Ví dụ một đứa trẻ 4 tuổi nhưng chỉ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ của một đứa trẻ 2,5 tuổi. Một đứa trẻ có thể có sự chậm trễ về ngôn ngữ (hiểu ngôn ngữ) hoặc chậm trễ ngôn ngữ biểu cảm (sử dụng ngôn ngữ).
Những khó khăn có thể xảy đến với trẻ bao gồm:
- Khó nói những từ đầu tiên, học từ
- Ghép các từ lại với nhau để đặt câu
- Xây dựng vốn từ vựng
- Hiểu từ hoặc câu
Đôi khi, chậm phát triển ngôn ngữ có thể liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD), hội chứng Down, điếc và khiếm thính.
Dấu hiệu nhận biết bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ em phát triển ngôn ngữ theo cách khác nhau. Do đó so sánh con với những đứa trẻ khác cùng tuổi không giúp bố mẹ phát hiện bé có chậm phát triển ngôn ngữ không. Tốt nhất, bạn nên tìm đến chuyên gia trị liệu ngôn ngữ nếu bé có dấu hiệu sau ở 4 – 5 tuổi.
- Trẻ khó học từ mới và nói chuyện với mọi người
- Bé sử dung các câu ngắn, đơn giản và thường bỏ các từ quan trọng trong câu
- Chỉ làm được một phần hướng dẫn của bố mẹ
- Khó sử dụng đúng từ khi nói. Bé thường dùng những từ chung chung như “thứ”
- Không hiểu nghĩa của từ, câu hay câu chuyện
Bố mẹ thậm chí có thể phát hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ từ sớm hơn nếu thấy những dấu hiệu này:
Bé 12 tháng tuổi
- Bé không cố gắng giao tiếp với bạn bằng âm thanh, cử chỉ, lời nói. Đặc biệt là khi bé cần giúp đỡ hoặc muốn một cái gì đó.
Bé đến 2 tuổi
- Không nói được 50 từ khác nhau
- Không kết hợp hai hay nhiều từ với nhau, ví dụ “Mẹ ơi”
- Bé không tạo ra từ một cách tự nhiên. Có nghĩa là bé chỉ sao chép cụm từ người khác nói
- Bé không hiểu những chỉ dẫn cơ bản hay câu hỏi. Ví dụ: “Lấy giày của con đi”, “Con có muốn uống nước không?”, “Mẹ đâu rồi?”
Trước 2 tuổi, cứ 5 đứa trẻ thì có 1 đứa có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ. Những đứa trẻ này đôi khi được gọi là “chậm nói”. Một số bé sẽ bắt kịp khi lớn hơn. Nhưng có bé sẽ tiếp tục gặp rắc rối ngôn ngữ.
Bé dưới 3 tuổi
- Không kết hợp các từ thành cụm từ hoặc câu dài hơn. Ví dụ như “Mẹ ơi giúp con”.
- Bé dường như không hiểu các hướng dẫn hoặc câu hỏi dài hơn. Ví dụ: “Lấy giày của con và đặt chúng vào hộp” hoặc “Con muốn ăn gì cho bữa trưa hôm nay?”.
- Ít hứng thú, hoặc hoàn toàn không hứng thú với sách
- Không đặt câu hỏi
Ở mọi lứa tuổi, bé có thể chậm phát triển ngôn ngữ nếu bé đã được chẩn đoán bị mất thính lực, chậm phát triển. Hoặc bé mắc những hội chứng ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Ví dụ như hội chứng ASD và Down, Fragile X.
Cách giúp trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ ở trường mẫu giáo, trường tiểu học hay ở nhà
- Bạn nên lên kế hoạch cùng gia đình, chuyên gia ngôn ngữ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Bày cho trẻ cách diễn đạt trong những tình huống bé không hiểu được. Ví dụ như dạy con giơ tay khi không hiểu. Hoặc dạy con một vài câu hỏi cần thiết.
- Thông báo với giáo viên của trẻ ở trường để hợp tác trong việc áp dụng những hoạt động cải thiện ngôn ngữ cho trẻ
- Sử dụng những trò chơi hay hoạt động vui nhộn để khuyến khích trẻ học ngôn ngữ
- Sử dụng hình ảnh để thể hiện thông tin. Ví dụ như tranh, kí hiệu, cử chỉ tay.
- Cho bé nhiều thời gian hơn để thực hiện những chỉ dẫn đơn giản của bố mẹ
- Cho trẻ tiếp xúc ngôn ngữ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như khi đi chơi, trong những hoạt động hàng ngày, nấu ăn, tắm.
- Dùng ngôn ngữ đon giản khi chơi với con.
Nếu không được điều trị, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn gì?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được tư vấn bởi chuyên gia càng sớm càng tốt. Nếu không trẻ có thể gặp rất nhiều khó khăn:
- Làm theo hướng dẫn trong nhà hay khi đi học
- Bé không thể nói điều bé muốn do vốn từ vựng hạn chế
- Bé mất sự tự tin khi nhận thấy thiếu sót về kỹ năng của mình
- Bị bắt nạt
- Kết quả học tập kém. Khó hoàn thành các bậc học vì không thể đáp ứng các tiêu chí đánh giá
- Bị cô lập, không thể hình thành và duy trì tình bạn
Bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ cần sự giúp đỡ kiên trì, có phương pháp khoa học từ bố mẹ và các chuyên gia. Bé cũng có thể gặp những rối loạn phát triển nghiêm trọng hơn. Vì thế đừng chủ quan!
Xem thêm
- Ba mẹ đừng bỏ qua mốc phát triển ngôn ngữ của bé từ trong giai đoạn “vàng”
- Não phải – Nuôi dưỡng và phát triển qua cách học ngôn ngữ thứ hai
- Đồ chơi trẻ em điện tử sẽ làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của bé!