Quy tắc “sống còn” cho MẸ BẦU PHẢI UỐNG THUỐC lúc bị sốt

Bầu có được uống thuốc hạ sốt? Nỗi niềm băn khoăn của không ít các mẹ chẳng may ốm đau khi đang mang thai vì lo sợ những ảnh hưởng nguy hiểm có thể gây ra dị tật hoặc thậm chí là sảy thai đối với em bé.


Bầu bí dễ ốm đau hơn người thường

Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ giảm xuống. Điều này khiến cho các mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trước đó. Không những vậy, một khi bị nhiễm bệnh do vi rút thì thời gian bệnh cũng lâu và chậm khỏi hơn so với người thông thường.

Các loại thuốc trong quá trình điều trị cũng cần phải lưu ý thận trọng vì các biến chứng có thể xảy ra với thai nhi.

Các bác sĩ sản khoa cũng lưu ý rằng, khi mẹ bầu bị sốt kéo dài thường khiến cho tim thai nhi đập nhanh bất thường, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con, làm bé bị chậm lớn và chậm tăng cân.

Bầu có được uống thuốc hạ sốt

Điều gì khiến mẹ bầu bị sốt?

Thông thường, 3 nguyên nhân chủ yếu làm phụ nữ mang thai bị sốt là do:

  1. Cảm cúm

Căn bệnh do siêu vi gây ra mà hầu hết mẹ bầu nào cũng dễ bị. Cảm cúm thường có các triệu chứng khác đi kèm như đau họng, ho và sổ mũi.

  1. Sốt do viêm đường tiết niệu

Biểu hiện thường gặp là sốt, đái rắt, đau buốt và lạnh run người.

  1. Sốt vì nhiễm khuẩn đường ruột

Các triệu chứng không mong muốn đi kèm gồm tiêu chảy, nôn mửa.

Một khi đã biết được nguyên nhân của các cơn sốt thì mẹ bầu sẽ dễ xử lý và điều trị cho đúng hướng.

Bầu có được uống thuốc hạ sốt?

Sốt nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi

Theo các thống kê, phụ nữ mang thai sốt từ 38 độ và kéo dài hơn 2 ngày hoặc 40 độ C trở lên và kéo dài hơn 1 ngày thường khiến cho thai nhi bị dị tật, đặc biệt là ở tuần thai thứ 5-7.

Do đó, nếu mẹ bầu có biểu hiện sốt thì phải tìm cách hạ sốt nhanh nhất có thể.

Cách hạ sốt sẽ phụ thuộc vào triệu chứng của mẹ bầu. Nếu sốt hơn 38 độ thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Thông thường các bác sĩ sẽ kê paracetamol với trường hợp sốt do siêu vi. Còn nếu do nhiễm bệnh vì vi rút thì có thể được kê kháng sinh dạng an toàn cho mẹ bầu.

Nếu sốt nhẹ, dưới 38 độ, mẹ bầu nên thực hiện phương pháp hạ sốt bằng các lau người và uống nước theo các bước sau:

  • Sử dụng nước ở nhiệt độ bình thường (không dùng nước nóng hoặc nước lạnh) để lau người.
  • Dùng khăn bông lau ngược lỗ chân lông, hướng về phía thân người.
  • Lau kĩ tại các phần gấp của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, khuỷu chân.
  • Thực hiện lau người liên tục cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm.

Kết hợp với lau người, mẹ bầu cần bổ sung nước thật nhiều để cơ thể đào thải khi nóng ra ngoài tốt nhất.

Điều trị theo các triệu chứng bệnh xuất hiện mà không cần dùng thuốc

Với mẹ bị cúm cần thường xuyên uống nước, ngậm chanh khi bị ho, uống nước ấm pha chanh và mật ong để thông họng, súc miệng nước muối. Nghẹt mũi, ra nhiều nước mũi thì cần rửa mũi thường xuyên bằng nước muối loãng để đờm trôi ra nhanh chóng.

Tăng cường ăn hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng như nước cam, …

Bầu có được uống thuốc hạ sốt

Bầu có được uống thuốc hạ sốt? Quy tắc mẹ nên thuộc nằm lòng trước khi uống thuốc

Tất cả các loại thuốc trong thời kỳ mang thai dù là do bác sĩ kê hay tự mua về uống đều không đảm bảo rằng sẽ an toàn 100%. Do đó, chỉ trong trường hợp thật cần thiết thì mẹ bầu mới nên uống thuốc.

Loại thuốc được dùng cũng có tác dụng phụ và ảnh hưởng đến thai nhi ít nhất có thể. Do đó, những khi nào phải uống thuốc, mẹ bầu cần đảm bảo rằng đó là loại thuốc an toàn cao và bác sĩ biết rõ mẹ bầu đang mang thai trong quá trình dùng thuốc.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và thực hiện kĩ lưỡng theo các hướng dẫn uống thuốc như uống trước hay sau bữa ăn. Luôn luôn uống thuốc đúng giờ.

Bầu có được uống thuốc hạ sốt?

Sử dụng thuốc hạ sốt khi mang thai

Thuốc hạ sốt giảm đau có nhiều loại, trong đó phổ biến thường gặp là aspirin và paracetamol.

Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường, và nhức đầu.

Tuy vậy, loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng với thai nhi trong những tháng cuối của thai kỳ như làm chậm quá trình sinh nở (quá thời điểm sinh nhưng không có hiện tượng đau đẻ). Uống aspirin trước thời điểm sinh 2 tuần có thể khiến mẹ bị băng huyết khi sinh và hiện tượng đông máu khi thai nhi chào đời.

Mẹ bầu có thể sử dụng paracetamol trong thai kỳ nhưng chỉ với liều lượng thấp và cần có hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ.


Theo The Asianparent 

 

Bài viết của

Minh Hương