Có thai bao lâu thì nghén và kiến thức cần biết về thai kỳ

Có bầu bao lâu thì nghén còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trong những tuần đầu tiên, hầu hết phụ nữ sẽ chưa thấy triệu chứng hay biểu hiện mang thai nào đặc biệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có bầu bao lâu thì nghén là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ lần đầu mang thai. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

  • Tìm hiểu về thai nghén
  • Có thai bao lâu thì nghén?
  • Tại sao phụ nữ lại bị nghén khi mang thai?
  • Thai nghén có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
  • Cách làm giảm triệu chứng nghén hiệu quả nhất

Thai nghén là gì?

Nghén là từ để chỉ chung cho các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, nôn khan và mệt mỏi khi mang thai. Triệu chứng này xảy ra phổ biến ở 80% các bà mẹ mang thai nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Thai nghén thường diễn ra nặng nề vào buổi sáng và dễ khởi phát khi mẹ bầu gặp những mùi quá nặng như mùi vị thức ăn, hay những mùi hôi,... Ngoài ra thai nghén còn dễ bị kích thích bởi ánh sáng hoặc tiếng động, nơi đông người,...

Có thai bao lâu thì nghén?

Có bầu bao lâu thì nghén còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trong những tuần đầu tiên, hầu hết phụ nữ sẽ chưa thấy triệu chứng hay biểu hiện mang thai nào đặc biệt. Các triệu chứng nghén thường bắt đầu trong khoảng giữa tuần thứ 4 của thai kỳ, ngay sau ngày các mẹ nhận thấy mình đã bị trễ kinh nguyệt.

Từ tuần thứ 4 đến 6 của thai kì là thời điểm các mẹ bầu có hiện tượng ốm nghén nhiều nhất. Sau đó, ốm nghén sẽ bắt đầu có xu hướng giảm dần sau tuần thứ 12 và chỉ còn rất ít trường hợp kéo dài đến 3 tháng giữa thai kỳ.

Tại sao phụ nữ lại bị nghén khi mang thai?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ốm nghén trong thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai. Nồng độ progesterone tăng cao sẽ làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể là do hormone hCG tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ mang thai. Hormone thyroxin tuyến giáp và huyết áp của mẹ thay đổi trong quá trình mang thai cũng khiến cơ thể mẹ chưa quen và phản ứng lại gây ra các triệu chứng buồn nôn.

Điều này xảy ra mạnh mẽ đặc biệt là ở những phụ nữ có hệ thần kinh nhạy cảm.

Có thai bao lâu thì nghén: Sức khỏe của mẹ liệu có ảnh hưởng?

Ốm nghén là hiện tượng hoàn toàn bình thường và phổ biến ở nhiều phụ nữ khi mang thai. Vậy nên, các mẹ không nên quá căng thẳng về tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu như nôn mửa xảy ra liên tục và kéo dài, mẹ không ăn được gì có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nước và điện giải, mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, nguy cơ sinh non, con sinh ra nhẹ cân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách làm giảm triệu chứng nghén hiệu quả nhất

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần
  • Ăn các loại thức ăn yêu thích, hợp khẩu vị, tránh thức ăn có mùi và gây ra buồn nôn.
  • Mẹ nên tránh xa các loại thức ăn chiên, thực phẩm cay, chua, hoặc gia vị nhiều, nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại đồ uống thể thao có chứa glucose, muối, và kali để bù đắp các chất điện giải bị mất.

Uống thuốc chống nôn

Nếu tình trạng nghén quá nặng nề, mẹ có thể thử sử dụng thuốc chống nôn. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi chọn thuốc chống nôn phù hợp với cơ thể để đảm bảo an toàn.

Khi đó, mẹ cũng cần tuân thủ liều điều trị để vừa đạt hiệu quả, vừa hạn chế được các tác dụng phụ, tránh tự ý sử dụng bữa bãi.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu mẹ ăn uống kém do ốm nghén thì cần bổ sung viên uống chất sắt phối hợp với acid folic hay các vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, bệnh não Wernicke cũng là một biến chứng của ốm nghén cần đáng lưu ý. Tuy hiếm gặp  nhưng biến chứng này lại để hậu quả nặng nề.

May mắn là ngày nay bệnh này có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng cách thay thế thiamine dưới dạng chế phẩm uống và truyền tĩnh mạch. Chỉ định này nên được cân nhắc ở những sản phụ bị nôn mửa liên tục.

Có thai bao lâu thì nghén: Dùng thảo dược thiên nhiên

Để thanh lọc các mùi khó chịu trong không gian xung quanh, mẹ bầu có thể ngửi mùi của một số loại thảo dược thiên nhiên như gừng, sả, tinh dầu,...

Các loại mùi này có thể mang lại hiệu quả an dịu giác quan cho sản phụ, giúp làm giảm các cảm giác kích thích, cảm giác khó chịu, cồn cào trong dạ dày hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, một chút trà gừng hay một mẩu bánh quy gừng cũng được quan sát thấy có khả năng làm giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai..

Các phương pháp điều trị vật lý

Để giảm triệu chứng ốm nghén, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ dưỡng hoàn toàn, tuyệt đối tránh căng thẳng, lo lắng. Tinh thần nhẹ nhàng, thoải mái sẽ giúp mẹ dịu đi cảm giác khó chịu của ốm nghén.

Ngoài ra, một số liệu pháp vật lý như châm cứu, bấm huyệt, thôi miên, xoa bóp, thư giãn cơ liên tục,... cũng mang lại hiệu quả trong điều trị ốm nghén khi mang thai.

Bầu bao lâu thì nghén? Ốm nghén khi mang thai nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên đây là hiện tượng rất bình thường khi mang thai, mẹ không nên quá lo lắng bởi càng lo lắng thì sẽ càng bị nghén nặng hơn. Hãy giữ cho cơ thể được nghỉ ngơi, thoải mái, và nghĩ đến niềm hạnh phúc khi em bé chào đời, bạn sẽ vượt qua tất cả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy