Bản năng học hỏi của con: Cha mẹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tư duy của trẻ - Làm sao để tận dụng điều này?

Cha mẹ có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách con cái của họ phát triển, và có khả năng giúp con trở thành một cá nhân đặc biệt và tốt đẹp. Hãy cùng TheAsianparent tìm hiểu vấn đề này!  

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhà tâm lý học, nhà giáo dục, chuyên gia về các mối quan hệ, phát triển gia đình, giáo dục và hành vi – tác giả Tiến sĩ Gail Gross đang trên đường chinh phục một nhiệm vụ đặc biệt. Nhiệm vụ đó là giáo dục cho phụ huynh biết rằng họ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của con mình. Cô ấy muốn bạn biết rằng tất cả các bậc cha mẹ đều có khả năng giúp trẻ em trở thành một cá nhân đặc biệt và có tư chất tuyệt vời.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Tiến sĩ Gross nói rằng trước hết chúng ta phải hiểu được những điều căn bản về cách tâm trí trẻ em hoạt động, tăng trưởng và phát triển như thế nào.

Trong một trang blog chuyên môn gần đây được chia sẻ bởi tờ The Huffington Post (Mỹ), Tiến sĩ Gross đã bàn luận về cách hoạt động và phát triển của não bộ của bé! Nếu các cha mẹ có thể hiểu được những điều trong chia sẻ của tiến sĩ Gross, thì bạn có thể nhào nặn và phát huy tối đa tư chất của con như cách bạn muốn!

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản về phát triển trí tuệ của bé!

Tế bào não của em bé

Thành phần cốt lõi của hệ thống thần kinh và não là tế bào thần kinh (tế bào não). Khi sinh ra, em bé của bạn có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Những tế bào thần kinh này không phân chia, không chết, và cũng không được tái sinh khi mất đi. Khi mất đi, những tế bào này biến mất hoàn toàn và không được trẻ hoá lại.

Các nơ-ron thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và truyền thông tin. Chúng làm điều này thông qua các khớp thần kinh xi-nap – đây là thứ kết nối các tế bào thần kinh với nhau. Em bé của bạn được sinh ra với hơn 50 nghìn tỷ khớp thần kinh xi-nap và, sau một năm, bé sẽ đạt đến hơn 1.000 nghìn tỷ khớp xi-nap! Một số chuyên gia ước tính sự phát triển này tương đương với một máy tính với bộ xử lý 1 nghìn tỷ bit / giây. Đó là một khả năng tư duy ấn tượng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một nơ-ron điển hình gửi thông tin tới các nơ-ron khác từ 5 đến 50 lần mỗi giây. Càng có nhiều tín hiệu được gửi giữa hai nơ-ron, thì kết nối thần kinh càng tăng.

Những kết nối này và hoạt động gia tăng phát sinh từ việc kết nối thần kinh giúp phát triển các mô hình tư duy nhanh và phức tạp hơn – đây là những đặc điểm thường thấy ở các bé thông minh hoặc có năng khiếu đặc biệt. Nếu bạn muốn giải phóng và phát huy tiềm năng của con, thì việc quan trọng nhất là phải kích thích những mô hình thần kinh tư duy này trong những giai đoạn phát triển tối ưu của trẻ.

 Cắt tỉa liên kết xi-nap/ Cắt tiếp hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những trải nghiệm đời thực của con bạn góp phần xác định những liên kết thần kinh nào được hình thành và tăng cường, và những liên kết nào bị suy yếu và loại bỏ. Quá trình này được gọi là cắt tỉa liên kết xi-nap, có nghĩa là mỗi trải nghiệm, sự kiện hoặc kiến thức mới được ghi nhớ sẽ ảnh hưởng và thay đổi đến cấu trúc thể chất của bộ não và những kết nối thần kinh trong não bộ.

Kết quả là các mạng lưới kết nối thần kinh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, hành động, giao tiếp, tính toán của bé, và giúp bé thấu hiểu và tương tác với thế giới của mình. Và mặc dù việc cắt tiếp hợp sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời của bé, phần lớn quá trình này xảy ra trong thời thơ ấu, trước khi bé lên bốn! Do đó những trải nghiệm của bé, đặc biệt là trong ba năm đầu – sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đường liên kết thần kinh hình thành trong não bộ; Những thói quen, đặc điểm và năng lực (cả tốt lẫn xấu) sẽ từ đây mà được tạo ra – điều này có nghĩa rằng tất cả những kĩ năng quan trọng cho tương lai của bé sẽ được phát triển trong ba năm đầu. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng trẻ sơ sinh được sinh ra với một bản năng được lập trình để học hỏi.

Tuy có bản năng được lập trình để học hỏi, trải nghiệm của con bạn sẽ vẫn có một ảnh hưởng sâu sắc đến chuyện học tập về sau. Môi trường sống hoặc trải nghiệm của con sẽ thay đổi cấu trúc não của bé, và bạn cũng có khả năng làm điều này. Bạn là người có thể đưa ra quyết định về môi trường sống của con, và con bạn cần sự chú ý của bạn để có thể phát huy tối đa tư chất của mình. Chỉ khi bạn chú ý và lắng nghe con thì bạn mới có thể nhận ra khi nào con bạn đã sẵn sàng để tìm tòi và học hỏi – việc này sẽ giúp bạn cung cấp sự hỗ trợ và bồi dưỡng vào thời điểm thích hợp nhất. Việc chú ý và lắng nghe con không chỉ giúp bạn nhận ra khi nào con bạn đã sẵn sàng cho việc học, mà còn có thể phát hiện được những vấn đề về thần kinh hoặc học tâp khi chúng phát sinh và giải quyết nhanh chóng.

Sau khi nghiên cứu các trẻ em có vấn đề với việc đọc, Viện Phát triển Hành vi Trẻ em của Cục Y tế Quốc gia phát hiện ra rằng một đứa trẻ 12 tuổi cần gấp 4 lần thời gian can thiệp để khắc phục các vấn đề về việc đọc so với các bé được phát hiện từ lúc 5 tuổi. Can thiệp sớm là chìa khóa để khắc phục thành công những vấn đề học tập hoặc thần kinh của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tìm hiểu thêm về cách bạn có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển nhận thức của con như thế nào! Xem trang tiếp theo để có thêm thông tin chi tiết!

Bạn là độc nhất

Trừ khi bạn là người được nhân bản, thì chúng ta đều biết để tạo ra một đứa bé, ta cần một tế bào trứng và một tế bào tinh trùng. Và điều này cũng có nghĩa là để nuôi dạy một đứa trẻ cần có cả hai bên bố mẹ. Hãy luôn bên cạnh con để gần gũi với con của bạn và hỗ trợ nhu cầu của bé. Bạn là “ngọn đèn soi đường” đầu tiên của con. Thậm chí còn hơn thế nữa: Con bạn nhìn thấy bạn như một phần của chính mình – bé không nghĩ bạn là một người riêng biệt tách khỏi cơ thể bé. Thay vào đó, bạn là phần cơ thể và linh hồn bé.

Như đã nêu trên, mọi trải nghiệm của bé – bao gồm các hành động thể hiện tình yêu thương, lòng tốt, sự tương tác và kết nối của bé với những người xung quanh, cũng như cách bạn kích thích não bộ của con (bằng cách chơi với bé, nói chuyện với bé, đọc cho bé nghe, v.v …) – có nhiều ảnh hưởng quan trọng đến cách não bộ của con phát triển.

Thực sự đúng như vậy – bạn có thể nâng cao trí thông minh và sự phát triển nhận thức của con thông qua môi trường bạn tạo ra cho con và cách bạn tương tác với con của bạn. Trong cuốn Cẩm nang về Tâm lý trẻ em, Florence Goodenough nói rằng cha mẹ có thể ảnh hưởng đến IQ của con họ từ 20 đến 40 phần trăm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tầm quan trọng của việc chú ý về thể chất và tinh thần

Mặt khác, nếu con của bạn không có sự chú ý của bố mẹ về thể chất và cảm xúc/ tinh thần, bé sẽ không phát triển về mặt nhận thức và tình cảm. Và trong những trường hợp cực đoan hơn, bé còn có thể qua đời.

Các nhà nghiên cứu động vật đã khám phá ra điều này cách đây 80 năm. Các nhà nghiên cứu trong những năm 1940 đã phát hiện ra rằng các động vật linh trưởng bị tách khỏi mẹ ngay sau khi sinh thường ngay lập tức bám lấy bất kỳ vật thể nào có khả năng trở thành mẹ của chúng. Và khi những con linh trưởng này bị tước đoạt đi sự tương tác xã hội hằng ngày, chúng đã phát sinh bệnh tâm thần và chứng trầm cảm. Những con chuột bị tách khỏi mẹ và thiếu sự ấu yếm/ chăm sóc của con mẹ, thường có nồng độ cortisol trong máu rất cao – đây là hiện tượng làm đột biến biểu hiện gen tự nhiên và thay đổi cấu trúc não phát triển của chúng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số IQ của nó, mà còn làm cho họ căng thẳng hơn và giảm khả năng chịu stress của họ.

Một nghiên cứu lâu năm kéo dài 30 năm khảo sát 13 trẻ sơ sinh có triệu chứng nhẹ về khuyết tật nhận thức trong một trại trẻ mồ côi. Mỗi ngày, mỗi thiếu niên cũng bị khuyết tật về nhận thức được giao cho một trẻ sơ sinh và được yêu cầu giữ và ôm đứa trẻ dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu. Sau một năm, tất cả 13 trẻ sơ sinh không còn biểu hiện của bất kì khuyết tật thần kinh nào nữa và thể hiện trí thông minh trung bình. Mười một bé đã được nhận nuôi và tiến độ phát triển của họ đã được theo dõi sát sao. Nhiều người trong số họ đã trưởng thành và tìm được những công việc trí thức như giảng dạy, kế toán, v..v. Trong khi đó, hai đứa trẻ bị để lại trong trại trẻ mồ côi lại sa vào tình trạng khuyết tật nhận thức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những nghiên cứu này chứng minh rằng quá trình trưởng thành trong môi trường thiếu thốn có thể khiến các khu vực quan trọng của não bị ức chế và không phát triển – điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển tinh thần và thể chất của con bạn. Những nghiên cứu này cũng chứng minh rằng bạn phải ở cạnh con để đáp ứng nhu cầu và tình cảm của con bạn, và giúp con tạo ra những kết nối thần kinh cần thiết cho thành công trong việc quản lý cảm xúc, đạo đức và học vấn. Chỉ một vài phút một ngày là không đủ để giúp con phát huy tư duy hiệu quả, và việc đổi số lượng lấy chất lượng cũng không có lợi.

Khi nói đến việc tương tác để giúp con phát triển tư duy, càng đơn giản càng tốt. Điều này có nghĩa là nếu có thể, hãy dành nhiều thời gian nhất để con bạn được với bạn suốt cả ngày. Ví dụ ở Kenya, hầu hết trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi đều ở nhà cùng mẹ. Và thậm chí sau đó, thay vì đưa trẻ sơ sinh của họ đến gửi bảo mẫu hoặc các trung tâm chăm sóc ban ngày, các bà mẹ hoặc cha vẫn địu con họ trên lưng. Nhờ sự gần gũi này, cha mẹ ý thức ngay được nhu cầu của mình khi chúng nảy sinh, và kết quả là trẻ sơ sinh ở Kenya thường rất ít khi khóc. Sự hiện diện của cha mẹ, sự chú ý đến nhu cầu của con, và việc đáp ứng nhu cầu nhanh giúp những đứa trẻ cảm thấy an toàn về thể chất lẫn tình cảm. Điều ngạc nhiên là việc này là việc nền văn hoá phương Tây hiện đại vẫn chưa tìm ra cách để thực hiện thành công.

Tìm hiểu thêm về cách bạn có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển nhận thức của con như thế nào! Xem trang tiếp theo để có thêm thông tin chi tiết!Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cả hai bố mẹ phải đi làm – một hiện tượng rất phổ biến ở phương Tây – và phải để em bé cho người khác chăm sóc? Vì con bạn coi bạn là người không thể tách rời khỏi bản thân mình, gửi trẻ ở trung tâm chăm sóc hay cho bảo mẫu bên ngoài có thể gây ra sự sợ hãi cách ly ở trẻ. Lo lắng này tạo ra một cơn bão sinh học gây tiết ra hoóc môn căng thẳng, gây ra phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, kích hoạt các hoóc môn căng thẳng nhất định, bao gồm cortisol.

Các nghiên cứu đã sử dụng các xét nghiệm nước bọt để chứng minh sự gia tăng nồng độ cortisol ở những trẻ em bị tách khỏi mẹ quá sớm. Mặc dù chất cortisol cũng có một số chức năng cần thiết cho hoạt động của cơ thể và có thể hữu ích trong những khoảng thời gian ngắn, nhưng khi hoóc môn này được tạo ra quá mức trong một thời gian dài, nó sẽ giảm chức năng hoạt động của não.

Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng lượng cortisol quá cao sẽ giết chết tế bào thần kinh hữu dụng. Nồng độ cortisol tăng lên trong một thời gian kéo dài cũng làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và sinh sản cũng như ảnh hưởng đến đáp ứng tăng trưởng của bé. Nói tóm lại, căng thẳng quá mức hoặc kéo dài có thể ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến em bé của bạn và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Nhưng giải pháp ở đây không chỉ là bên con 24/7. Một liên kết bền chặt giữa cha mẹ – con cái không phải ngày một ngày hai mà có. Thay vào đó, bạn phải xây dựng sợi dây liên kết một cách có chủ ý, có ý thức và khéo léo thông qua cam kết, nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ.

Có một tin vui cho bạn là bất kể tình huống hiện tại của con và gia đình bạn như thế nào đi nữa, bạn có thể là tất cả những gì con bạn cần – không phải điều gì quá lớn lao kinh khủng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng kinh tế và đẳng cấp trong xã hội của bạn chỉ góp phần tạo ra khoảng 10% sự khác biệt trong thành công học vấn của con bạn. Thành công của con phụ thuộc vào việc làm của bạn – hãy hỗ trợ, âu yếm bé, tương tác với bé và khuyến khích việc đọc của con, … Chính những việc này, chứ không phải mức độ giàu có hay đẳng cấp của bạn, mới có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển tư chất của con.

Tiến sĩ Gail Gross đã chia sẻ bài báo này trên The Huffington Post

Hãy đón xem theAsianparent Community để có thêm những câu chuyện sâu sắc, câu hỏi và câu trả lời từ cha mẹ và chuyên gia. Nếu bạn có bất kỳ thông tin chi tiết, câu hỏi hoặc ý kiến ​​liên quan đến chủ đề, vui lòng chia sẻ chúng trong phần bình luận bên dưới.

 

Bài viết của

Michelle Le