Bấm khuyên tai cho trẻ - Những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bấm khuyên tai cho trẻ là việc hầu hết các mẹ có con gái đều làm. Nếu các mẹ đang có ý định muốn đưa con gái đi bấm khuyên tai, hãy cân nhắc và đọc bài viết dưới đây.

Có những mẹ bấm khuyên tai cho trẻ mới sinh được 1-2 ngày vì cho rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn mà lại không hề biết rằng việc này tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ. Và ngay cả khi bé lớn, những nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.

Những nguy hiểm khi bấm khuyên tai cho trẻ

Việc bấm khuyên tai cho trẻ có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bình thường, sau khi bấm khuyên, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cho da và nó sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành.

Trong thời gian này các em bé có thể phải đối mặt với một số vấn đề như nhiễm trùng, bị sẹo. Và một số bệnh tật do bấm khuyên tai mà ra như:

Nhiễm trùng

Trẻ khi bấm khuyên tai có thể gây nhiễm trùng vết thương do các dụng cụ dùng để bấm khuyên chưa được khử trùng sạch sẽ. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vết sẹo lồi

Nguyên nhân là do những mô phát triển xung quanh lỗ tai. Chúng có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến áp xe quanh vết thương. 

Lỗ tai không đồng đều

Hầu hết các em bé bấm khuyên tai mà bị nhiễm trùng đều do các lỗ tai được xỏ không đồng đều trên thùy tai. Những em bé sơ sinh thường hay chuyển động bất ngờ và điều này có thể khiến người xỏ lỗ tai xỏ 2 bên không đồng đều. 

Vì vậy khi nào nên bấm khuyên tai cho trẻ

Theo tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa thì độ tuổi mà bạn có thể bắt đầu bấm khuyên tai cho trẻ nên được thực hiện khi em bé nhà khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Bởi vì ở lứa tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu đựng đau đớn một chút và cơ thể bé cũng phù hợp để chữa lành vết thương nhẹ từ việc xỏ lỗ tai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ nhớ chăm sóc tai cho trẻ thật cẩn thận sau khi bấm khuyên

Vệ sinh tai bằng chất khử trùng

Các mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ 1 lần/ngày. Mẹ có thể mua thuốc khử trùng (có bán ở nhà thuốc) và bôi ngày 2 lần cho con. Lúc này, mẹ cần nhớ rửa tay kỹ lưỡng trước khi chạm vào lỗ tai mới xỏ của trẻ. Để ngăn ngừa vi trùng từ tay xâm nhập vào lỗ tai. 

Xoay bông tai

Sau khi chất khử trùng ngấm vào lỗ xỏ mới của trẻ thì các mẹ mới bắt đầu kéo cái dây xỏ lỗ tai nhè nhẹ cho trẻ để giúp lỗ tai mau lành. Cứ tiến hành khử trùng tai trong liên tục 1 tuần. Đồng thời, khi chăm sóc tai cho trẻ, mẹ cần xoay bông tai trong lỗ tai của trẻ ít nhất 1 lần/ngày để ngăn không cho chúng dính vào da nhạy cảm của trẻ.

Không tháo khuyên tai sớm

Không tháo hoa tai của trẻ ra khỏi lỗ tai mới xỏ cho đến khi các lỗ tai hoàn toàn bình thường. Lúc này chỗ bấm khuyên không còn sưng lên hay bị kích ứng. Nếu mẹ loại bỏ các hoa tai sớm thì lỗ tai có thể bị tịt mất. Mẹ nên để bông tai sau khi xỏ lỗ tai của trẻ trong khoảng 6 tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhiễm trùng tai

Nhiều trường hợp sau khi cho bé mang hoa tai, lỗ tai lại bị mủ, sưng đỏ gây ngứa, rát. Đây là tình trạng dị ứng với kim loại của hoa tai và chỉ cần mẹ rửa sạch, sát trùng và thay hoa tai khác bé sẽ khỏi. Nếu nhiễm trùng tại chỗ, trẻ sẽ cần phải uống thuốc kháng sinh để thuyên giảm. Hãy đợi thêm khoảng 2-3 tháng phục hồi sau nhiễm trùng, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ mang hoa tai trở lại. 

Tuy nhiên nếu trường hợp tai của trẻ có các dấu hiệu đổi màu, sưng lên, hoặc đầy mủ… mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.

Để việc bấm khuyên tai cho trẻ diễn ra suôn sẻ và không để lại di chứng cho con, mẹ cần phải lưu ý

  • Chọn những nơi bấm lỗ tai uy tín, sạch sẽ.
  • Kiểm tra kỹ dụng cụ bấm lỗ tai của con. Tốt nhất những dụng cụ như kim cần được dùng mới sau mỗi lần bấm và nếu có thể, chúng cần được đựng trong những gói vô trùng. Yêu cầu người bấm dùng găng tay sử dụng 1 lần.
  • Để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, nên để bé đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần. Chú ý vệ sinh và ăn uống cho con sau khi bấm lỗ tai.
  • Trong 2 tuần đầu sau khi bấm, tránh cho bé đi bơi bởi nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.
  • Sau khi bấm lỗ tai, các bà mẹ nên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày, trong khoảng 7 tuần bằng chất khử trùng tốt.
  • Nếu tóc bé dài, hãy cột tóc bé thật gọn gàng vì nó có thể làm vướng víu và dính vào lỗ tai vừa bấm.

Bấm khuyên tai cho trẻ tưởng chừng như là việc vô cùng đơn giản nhưng thực ra không phải dễ một chút nào. Vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc kĩ trước khi đưa con đi bấm khuyên. Nếu quyết định làm việc này, hãy lưu ý những cách chăm sóc và những điều cần làm trong bài viết.

-Ele Luong-

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bài viết liên quan:

7 quy tắc an toàn khi đi thang cuốn cùng bé

Nguyên tắc an toàn cơ bản mọi trẻ phải biết!

7 mẹo an toàn khi tắm cho em bé mà bạn không nên bỏ qua

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong