5 hoạt động thể chất giúp phát triển hệ cơ xương của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời

Ở thời điểm 3 tháng đầu đời, phần lớn thời gian của con là ăn và ngủ. Do đó, các bài tập vận động thể chất của bé cần được thực hiện xen kẽ vào thời điểm cách bữa sữa khoảng 30 phút để tránh ọc, trớ sữa và khi con đã tỉnh táo vì được ngủ đủ giấc, ăn no.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài tập cho bé 0-3 tháng tuổi sẽ tập trung vào các hoạt động nhằm giúp xương cổ con được cứng cáp để trẻ sớm biết lẫy và cầm nắm. Hãy đọc bài viết này để biết:

  • Giác quan của bé 3 tháng tuổi phát triển ra sao?
  • Các bài tập cho bé 0-3 tháng tuổi phát triển cơ xương chắc khỏe để sớm biết lẫy

Giác quan của bé 3 tháng tuổi phát triển ra sao?

Thị giác: Khi mới chào đời, bé nhìn chưa được rõ ràng. Dần dần con sẽ nhìn thấy mọi vật trong khoảng cách 40-50cm. Khi bé tròn 1 tháng tuổi, nếu thấy con đang chăm chú quan sát đồ vật nào nghĩa là con bị thu hút bởi vật đó và đã nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn.

Thính giác: Nếu cha mẹ nói chuyện mà thấy bé nhìn mình chăm chú, quay lại khi được gọi tên thì đây là dấu hiệu thính giác của con mạnh khỏe và hoàn thiện.

Khứu giác: Khi con ngửi thấy các mùi, bộ não sẽ làm việc và giúp con ghi nhớ chúng. Chẳng hạn như mùi hương mẹ, mùi quần áo, mùi chăn con đắp, mùi sữa con ăn, v.v. Khi được ngửi những mùi quen thuộc này, bé sẽ không quấy khóc và cảm thấy thoải mái.

Xúc giác: Mỗi khi trẻ được ôm ấp, vỗ về, con sẽ phản ứng lại với các tiếp xúc này và ghi nhớ cảm giác dễ chịu của chúng.

Hãy ôm ấm bé nhiều mẹ ơi! (Nguồn ảnh: iStock)

Các bài tập cho bé 0-3 tháng tuổi phát triển cơ xương chắc khỏe để sớm biết lẫy

Ở thời điểm này, phần lớn thời gian của con là ăn và ngủ. Thời gian thức của trẻ chỉ kéo dài từ 15 phút (0-1 tháng) và tăng dần đến 60 phút (3 tháng).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, các bài tập vận động thể chất của bé cần được thực hiện xen kẽ vào thời điểm cách bữa sữa khoảng 30 phút để tránh ọc, trớ sữa và khi con đã tỉnh táo vì được ngủ đủ giấc, ăn no.

Bài tập cho bé 0-1 tháng tuổi

Bé thức được rất ít nên cha mẹ chỉ cần các bài tập đơn giản trong một vài phút, thực hiện 2-3 lần/ngày là đủ. Các hoạt động cho bé gồm:

  • Bế bé lên thường xuyên đi quanh nhà hoặc nơi có không khí trong lành.
  • Để con nằm nghiêng, thay đổi tư thế trái, phải. Động tác này còn giúp bé tránh bẹp đầu rất tốt.
  • Ghé mặt cách mặt bé tầm 30-40 cm, gọi tên bé và xoa đầu bé nhẹ nhàng.

Bé 1 tháng tuổi

Thời gian thức của con có thể từ 15-30 phút. Lúc này bé cần được nằm sấp thường xuyên để xương cổ nhanh cứng cáp, đồng thời giúp con nhìn được thế giới bên ngoài, kích thích não bộ phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con nằm sấp sau bữa ăn tầm 30 phút, tập vài lần trong ngày, từ ít đến nhiều. Để các đồ chơi nhiều màu sắc trước mặt bé nhằm kích thích con tập với.

Hãy tập cho con nằm sấp (Nguồn ảnh: iStock)

Bé 2 tháng tuổi

Hoạt động cho bé giờ đây cần đa dạng hơn để giúp con tập cầm nắm càng nhiều càng tốt. Các bài tập cho bé gồm:

  • Nằm sấp
  • Để bé nằm ngửa rồi dùng 2 tay đỡ đằng sau cổ và bả vai, từ từ nâng bé dậy ở tư thế ngồi. Bài tập này nhằm kích hoạt cho phản xạ nhấc đầu của con.
  • Sử dụng 1 chiếc gương nhỏ, chất liệu an toàn để ở góc con nằm. Cùng chơi trò soi gương với con để con nhận ra khuôn mặt mình.

Bài tập cho bé 3 tháng tuổi

Bế vác giúp con dễ quan sát thế giới xung quanh (Nguồn ảnh: iStock)

Bé đã thức được lâu hơn (tầm 45-60 phút). Vì thế cha mẹ cần tăng cường các hoạt động thể chất xen kẽ giữa các giấc trong ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Buổi sáng bế bé ở tư thế bế vác để con được nhìn ngắm môi trường xung quanh, tập cho cổ cứng cáp.
  • Tiếp tục cho bé tập nằm sấp hoặc để bé nằm nghiêng để con tập lật người.
  • Sử dụng các đồ chơi vải có tiếng kêu hoặc chuông treo cũi nhằm kích hoạt khả năng với và cầm nắm của con.

Ngoài các hoạt động nói trên, cha mẹ đừng quên luôn đảm bảo con được ngủ đủ giấc, ăn no và ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Những điều này sẽ giúp con thoải mái, dễ chịu và luôn sẵn sàng cho các bài luyện tập một cách tốt nhất.

Theo theAsianparent Thái Lan, Hướng dẫn vỗ lưng ợ hơi cho bé sau khi bú – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương