Những nguy cơ bà bầu phải đối diện khi bị nhiễm giun sán chó mèo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có rất nhiều nguyên nhân khiến không ít bà bầu nhiễm giun sán chó mèo mà không hề hay biết. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã có những triệu chứng lâm sàng và tiến hành chẩn đoán qua các phương pháp xét nghiệm. Bà bầu nhiễm giun sán chó mèo vào bất kì thời điểm nào trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế thai phụ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Cơ chế lây truyền của bệnh giun sán chó mèo

Sán chó mèo hay giun đũa chó, mèo được gọi dưới tên khoa học là Toxocara là 1 bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi giun tròn ký sinh. Có 2 loại giun gây bệnh, thường được tìm thấy trong ruột chó gọi là toxocara canis và toxocara cati, ký sinh trong ruột mèo.

Đây không phải là loại bệnh lây truyền từ người sang người vì ký chủ chính là chó và mèo. Ấu trùng của loại giun này khi đi vào cơ thể người sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và không thể sinh sản được. Vì vậy, cơ chế gây bệnh giun sán chó mèo chủ yếu do quá trình ấu trùng xâm nhập vào cơ thể, di chuyển đến đâu thì gây bệnh tại cơ quan tương ứng hoặc tạo ra các phản ứng dị ứng do miễn dịch của cơ thể.

Sau khi di chuyển đến ruột non rồi tiến đến gan, ấu trùng sẽ theo đường máu bám vào hệ tuần hoàn và hệ thống hạch bạch huyết để di trú đến nhiều bộ phận cơ thể khác như mắt, bụng, phổi, tay, chân,… Ấu trùng gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy tế bào ở bộ phận mà chúng ký sinh và sẽ ngừng phát triển nhưng chỉ sau khi đã gây thương tổn tại các mô. Mặc dù bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên với trình độ y học hiện đại ngày nay đây không phải là bệnh nan y và có thể hoàn toàn khỏi được bệnh với liệu trình đặc trị cho hiệu quả cao.

Cảnh báo những nguy cơ khi bà bầu nhiễm giun sán chó mèo

Do chó mèo là 2 loại động vật nuôi trong nhà và rất gần gũi với con người nên thực tế cũng đã có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm giun sán chó mèo. Tuy nhiên đây không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người nên nếu người mẹ không may bị nhiễm sán chó mèo trong quá trình mang thai thì cũng không truyền bệnh sang cho thai nhi được. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu nhiễm giun đũa chó mèo vẫn có thể sinh nở an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù vậy, các bà bầu thường xuyên tiếp xúc với chó mèo hoặc sống ở khu vực có nhiều loại vật nuôi này thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn và mức độ tổn thương cũng nhiều hơn vì số lượng ấu trùng xâm nhập vào cơ thể cũng dễ dàng hơn. Những bà bầu nhiễm giun sán chó mèo nếu không được điều trị đúng cách và kiểm soát tốt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thai kỳ, gây ra tình trạng thiếu máu, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như hư thai, đẻ non, thai lưu hoặc sảy thai.

Trẻ sinh ra có thể bị dị dạng, tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là não bộ và mắt. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị nhiễm sán chó mèo thường gặp nhiều tình trạng khó chịu (ngứa ngáy), sức khỏe suy yếu (sút cân, sốt, ảnh hưởng đến nội tạng…) cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán chó mèo ở phụ nữ mang thai

Khi chó mèo bị nhiễm sán, các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường. Sau 1 – 2 tuần các trứng này sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Vì vậy có rất nhiều yếu tố trung gian có thể khiến bất kì đối tượng nào trong đó có các bà bầu nhiễm giun sán chó mèo, phổ biến là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Thường xuyên tiếp xúc gần gũi với chó, mèo không được vệ sinh sạch sẽ. Tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước bị nhiễm phân chó, mèo.
  • Nhiễm bệnh do ăn các loại thịt bị ô nhiễm hoặc chưa chín, các loại trái cây và rau xanh bị nhiễm giun sán mà không rửa sạch hoặc do sử dụng nguồn nước nhiễm giun sán.
  • Vuốt ve chó, mèo có sán cũng có thể khiến mẹ bầu nhiễm bệnh nếu không vệ sinh cơ thể, đặc biệt là không rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc trực tiếp. Lý do là bởi chó, mèo thường có thói quen liếm hậu môn là nơi chứa rất nhiều trứng sán, sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt và vô tình phát tán loại trứng sán này đi khắp nơi.
  • Sán chó, mèo có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên da hoặc gia đình có người bị giun đũa chó mèo thì bà bầu cũng có nguy cơ nhiễm bệnh vì sử dụng chung nguồn thức ăn, nước uống có chứa trứng giun.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh nhiễm giun sán chó, mèo ở phụ nữ mang thai

Mặc dù bệnh giun sán nhiễm từ chó, mèo khá phổ biến nhưng lại thường không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt nên dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Các mẹ bầu khi mang thai thường đang trong thời kỳ suy giảm hệ miễn dịch vì vậy, không nên chủ quan nếu thấy xuất hiện cùng lúc và liên tục các dấu hiệu cụ thể sau:

  • Nổi mề đay, ngứa châm chích ở vùng cơ thể bị nhiễm giun, sán, gây cảm giác khó chịu kéo dài.
  • Mệt mỏi, lờ đờ, ho nhiều, đau ngực.
  • Thở khò khè, bị sốt, đau đầu, nhức mỏi, tê bì.
  • Thường xuyên đau bụng, khó tiêu dù đã dùng nhiều biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa.
  • Sút cân dù vẫn có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Vùng mắt bị viêm, nhìn mờ hoặc có mây, nổi lên các đường ngoằn ngoèo trên mí mắt.

Các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Vì vậy, có những trường hợp biểu hiện bệnh không thực sự rõ rệt nhưng trong trường hợp nặng, mật độ giun sán ký sinh nhiều trong cơ thể thì có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải hội chứng gan to, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương võng mạc, rối loạn thị lực, tăng bạch cầu.

Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và cách phòng ngừa

Lời khuyên dành cho những mẹ bầu bị nhiễm sán chó, mèo là nên trao đổi tình trạng với các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa nhiễm sán chó, mèo tốt nhất các mẹ bầu nên điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Ăn uống khoa học kết hợp chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống sôi là một trong những biện pháp dự phòng hữu hiệu giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh trong đó có giun sán chó, mèo.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn uống hay chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vườn và chăm sóc vật nuôi để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Sát trùng vật dụng chế biến và vệ sinh dụng cụ nhà bếp thường xuyên và đúng cách cũng giúp chặn đứng tình trạng lây nhiễm chéo của ký sinh trùng gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi đặc biệt là vào thời kỳ mang thai. Khi nuôi chó, mèo cần có chỗ nhốt riêng, không cho vật nuôi đi vào nhà thường xuyên hay ôm ấp, vuốt ve, ngủ cùng.
  • Nên đưa chó, mèo đến khám sức khỏe tại các trung tâm chăm sóc thú y và tẩy giun định kỳ đồng thời vệ sinh nơi ở và xử lý phân của vật nuôi để tránh nguy cơ lây nhiễm. Tuyệt đối không nhận nuôi các loài động vật không rõ nguồn gốc.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi