Bà bầu huyết áp cao và những điều cần lưu ý khi chăm sóc

Bà bầu huyết áp cao có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự theo dõi các dấu hiệu của bệnh khi trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, ói nhiều,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu huyết áp cao là một tình trạng không hiếm ở các thai phụ. Theo các chuyên gia thống kê, khoảng 6% trường hợp phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này. Nguy hiểm hơn là 25% trường hợp thai phụ sinh non là do tăng huyết áp.

  • Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
  • Biểu hiện của cao huyết áp ở bà bầu
  • Bà bầu bị huyết áp cao có nguy hiểm không?
  • Những lưu ý khi bị huyết áp cao thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Trong quá trình mang thai, những thay đổi về sinh lý tim mạch (như tăng nhịp tim, tăng thể tích máu) khiến cho một số bộ phận của cơ thể buộc phải tăng sinh mạch máu.

Chính vì vậy, cơ thể của người phụ nữ mang thai đòi hỏi lưu lượng máu nhiều hơn ở một số bộ phận như vú, tử cung, nhau thai,... Điều này có thể gây áp lực lên thành mạch máu, khiến cho huyết áp tăng lên.

Tuy nhiên, chỉ khi huyết áp của mẹ bầu vượt qua khỏi mức bình thường thì tình trạng này mới gọi là tăng huyết áp thai kỳ . Ngoài ra, tình trạng bà bầu huyết áp cao có thể liên quan nguyên nhân khác.

Nhiều trường hợp cao huyết áp đã có sẵn từ trước khi người mẹ mang thai và nặng hơn khi bắt đầu có thai. Thậm chí, có khả năng bệnh chỉ xuất hiện khi có thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi đi kèm với triệu chứng phù và đạm niệu (có chất đạm trong nước tiểu) gây ra một bệnh cảnh nghiêm trọng gọi là hội chứng tiền sản giật - sản giật.

Biểu hiện của bệnh cao huyết áp ở bà bầu

Tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ với một số triệu chứng chính như sau:

  • Phù: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Thai phụ cảm thấy vùng da mềm, ấn lõm, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết (khác với phù sinh lý: phù nhẹ, thường ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì phù giảm rõ);
  • Tăng cân nhanh: Thể tích dịch cơ thể tăng lên do chức năng thận suy giảm, hơn nữa, thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn;
  • Tiền sản giật nhẹ: Khi huyết áp tâm trương dao động từ 90 - 110 mmHg kèm theo dấu hiệu đạm trong nước tiểu (xét nghiệm ở mức 0,3g/L) thì được gọi là tiền sản giật nhẹ;
  • Tiền sản giật nguy kịch: Nếu thai phụ có huyết áp tâm trương tăng ≥ 110 mmHg và lượng đạm trong nước tiểu khoảng từ 1g/L kèm theo đau đầu, hoa mắt, đau ở vùng thượng vị, thì nhiều khả năng đây là tiền sản giật nặng. Lúc này, mẹ bầu cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Bà bầu huyết áp cao có nguy hiểm không?

Hầu hết phụ nữ bị cao huyết áp sẽ có một thai kỳ bình thường. Nhưng những người phụ nữ này có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề như:

Tiền sản giật:

Phụ nữ bị tiền sản giật có huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu tăng cao hoặc bệnh lý ở vài cơ quan khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiền sản giật thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ, và là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai trong tử cung người mẹ. Bệnh còn ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim, mắt và hệ thần kinh của người mẹ.

Nhau bong non:

Nhau bong non là khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Nếu điều này xảy ra, em bé có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy.

Thai chậm phát triển:

Thai có thể nhỏ và không phát triển bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, thai phụ và gia đình cần phải nhận biết sớm những triệu chứng cao huyết áp ở bà bầu ngay dưới đây để có thể kịp thời ngăn chặn những bi kịch đáng tiếc xảy ra.

Những lưu ý khi bị cao huyết áp thai kỳ

Với bà bầu bị tăng huyết áp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Với người đã bị tăng huyết áp từ trước, trước khi có ý định có thai, bạn nên báo cho bác sỹ điều trị biết.
  • Việc uống thuốc điều trị huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
  • Ngoài chế độ ăn riêng dành cho bà bầu, các bà bầu bị tăng huyết áp nên chú ý ăn nhạt hơn, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng để giữ huyết áp ổn định. Đặc biệt nên tránh tuyệt đối rượu và thuốc lá.
  • Cần thăm khám đều đặn, định kỳ và đo huyết áp.
  • Khi có những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân, tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên thì cần đi khám ngay lập tức

Khi mang thai, các bà mẹ cần bổ sung thức ăn nhiều đạm, calo, không nên ăn quá mặn nhưng cũng không hạn chế muối và nước. Cần tuân thủ việc điều trị tiểu đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa đang mắc.

Bà bầu huyết áp cao có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ. Theo dõi các dấu hiệu của bệnh khi trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, ói nhiều,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hieu