Tìm hiểu tình trạng bà bầu bị tê tay chân và cách khắc phục

Càng vào các tháng khi thai nhi đang dần lớn lên, cảm giác khó chịu, đau lưng, đau chân, tê tay chân, đau nhức vùng hông sẽ làm nhiều mẹ khổ sở khi mang thai. Các triệu chứng này lại trở nên trầm trọng hơn vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị tê tay chân, hiện tượng thường gặp khi càng gần đến những tháng cuối thai kỳ. Mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng 5 cách hiệu quả sau.

  • Bác sĩ giải đáp tình trạng tê tay chân ở bà bầu
  • Bà bầu bị tê tay chân có ảnh hưởng tới thai nhi không?
  • 5 cách cải thiện tình trạng tê tay chân

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ giải đáp tình trạng tê tay chân ở bà bầu

Câu hỏi: Mẹ bầu bị tê tay chân thiếu chất gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không? Làm sao để hết tê tay chân?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam cho biết:

Tình trạng tê tay chân ở mẹ bầu thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kì, nguyên nhân có thể do:

  • Tăng cân gây chèn ép mạch máu
  • Chế độ ăn thiếu chất, ít vận động
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Do một số bệnh lý như tiểu đường thai kì, thiếu máu, hạ đường huyết, rối loạn về thần kinh,…

Trường hợp mẹ bầu thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, magie, canxi, B1, B2 có thể dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu chất, sức đề kháng giảm, máu lưu thông kém khiến các ngón tay, khớp tay bị tê mỏi. Hiện tượng tê tay chân trong thai kỳ là điều hết sức phổ biến, có thể coi nó là một triệu chứng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại, không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, vận động với cường độ vừa phải, kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập kéo giãn cơ, thắt lưng, tay và chân. Ngoài ra, mát-xa tay chân cũng là một biện pháp hiệu quả giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn khi gặp phải triệu chứng kể trên.

Bà bầu bị tê tay chân có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Triệu chứng tê tay ở các bà bầu thường xảy ra cùng thời điểm với tình trạng mắt cá, chân dễ sưng phù. Ngoài ra bà bầu cũng có thể gặp chứng tê tay bất cứ lúc nào.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc do nghén nôn nhiều, mắc bệnh đường ruột nên nhiều mẹ bầu bị thiếu chất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra phụ nữ mang thai thiếu canxi hay các vitamin cũng dễ hay bị chuột rút và tê tay.

Nếu triệu chứng tê tê ở chân tây ở mẹ bầu không gây nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu vào hằng đêm, khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc. Khi bị mất ngủ thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

5 cách giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị tê tay chân

Không ở một tư thế quá lâu

Khi đang trong giai đoạn mang thai, phụ nữ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nguyên nhân là do tử cung mở rộng, chèn ép lên tuần hoàn máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, các thai phụ nên hạn chế ngồi hoặc đứng nhiều vì như vậy sẽ dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch và tê tay chân.

Bà bầu bị tê tay chân nên tập thể dục, vận động thường xuyên

Vận động là cách tốt nhất giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu của thai kỳ như đau lưng, tê chân tay, táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm và cường độ vận động nhằm đảm bảo an toàn.
  • Nếu mẹ bầu cảm thấy đau đầu, chóng mặt, khó thở,... khi tập thì nên ngừng và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Bổ sung canxi đúng cách

Canxi là một chất không thể thiếu cho sức khỏe xương khớp. Thiếu canxi có thể gây nên các bệnh loãng xương, thoái hóa, đau nhức xương khớp,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên bổ sung canxi theo đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ và tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn hàng ngày như các thực phẩm dưới đây:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Hoa quả như cam, chuối,...
  • Các tôm, cua, cá đồng,...
  • Hải sản
  • Rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ,...
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí,...

Bổ sung vitamin B để cải thiện tình trạng bà bầu bị tê tay chân

Thiếu vitamin nhóm B là một trong những nguyên nhân gây ra tê nhức chân tay ở mẹ mang thai. Do đó mẹ cần chú ý bổ sung.

Thực phẩm giàu vitamin B có thể kể đến như:

  • Đạm động vật như thịt, cá, ...
  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Quả bơ
  • Trứng
  • Đậu phụ
  • Các loại rau như rau dền, súp lơ, nấm, ...
  • Hải sản
  • Bánh mì nguyên hạt

Sử dụng gối bà bầu và nằm nghiêng bên trái

Càng vào các tháng khi thai nhi đang dần lớn lên, cảm giác khó chịu, đau lưng, đau chân, tê tay chân, đau nhức vùng hông sẽ làm nhiều mẹ khổ sở khi mang thai. Gối bà bầu có thể giúp mẹ giải quyết tình trạng này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm một điều quan trọng là mẹ đừng quên nằm nghiêng bên trái, tư thế được xem là phù hợp giúp tăng cường lưu thông máu đến thai nhi, giảm áp lực cho tim và mang lại giấc ngủ thoải mái hơn cho mẹ vào những tháng cuối của thai kỳ.

Bài viết của

Minh Hương