Bà bầu bị dị ứng hải sản trong thai kỳ và lưu ý chăm sóc

Bà bầu cần được được kiểm tra kỹ lưỡng hơn và làm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm rõ nguyên nhân khiến thai phụ bị dị ứng hải sản, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị dị ứng hải sản là một hiện tượng bất thường nhưng lại có thể gặp trong thai kỳ của nhiều chị em. Phản ứng xảy ra ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của bé nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

  • Bà bầu bị dị ứng hải sản có gây nguy hiểm gì không?
  • Dấu hiệu bà bầu bị dị ứng hải sản
  • Những yếu tố gây dị ứng hải sản ở bà bầu
  • Khi bầu bị dị ứng hải sản thì nên trị thế nào?

Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Cơ thể phản ứng với hải sản là tình trạng thường gặp

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Dị ứng thức ăn nói chung hay dị ứng hải sản nói riêng thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng trước đó, biểu hiện bằng nhiều bệnh lý như viêm da cơ địa. Tùy vào tình trạng bệnh mà những tác hại của nó cũng sẽ được thể hiện ở những mức độ khác nhau.

Với phụ nữ mang thai, tình trạng dị ứng hải sản lại càng dễ xảy ra, đôi khi được ghi nhận trong thai kỳ ở những người phụ nữ trước đây chưa từng có tiền sử dị ứng, đặc biệt thường thấy ở quý 1 thai kỳ. Bởi sự thay đổi của hệ miễn dịch nhằm thích ứng với sự xuất hiện của bào thai, cùng với đó là sự thay đổi nhịp sinh học của các hoocmon sinh học, hoạt động của hệ miễn dịch cũng dễ bị rối loạn. Chính sự khác biệt này khiến phụ nữ mang thai dễ gặp phải nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm dị ứng hải sản.

Dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nặng nề nhất là sốc phản vệ. Tính mạng của bà mẹ có thể bị đe dọa nếu phản ứng phản vệ không được phát hiện kịp thời.

Dấu hiệu bà bầu bị dị ứng hải sản

Ngứa ngáy, nổi mề đay là dấu hiệu dễ thấy

Dị ứng hải sản có thể xuất hiện ở các mẹ bầu chưa có tiền lệ dị ứng hải sản trước đó nên các mẹ nên chú ý và không nên chủ quan. Bà bầu bị dị ứng hải sản biểu hiện bằng các triệu chứng đa dạng trên lâm sàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà biến chứng của nó có thể xuất hiện ở những mức độ nặng nề khác nhau. Các triệu chứng thường gặp khi bị sốc phản vệ bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cổ họng bị sưng.
  • Khó thở hoặc bị nghẹt thở.
  • Huyết áp giảm nhanh.
  • Mạch đập nhanh.
  • Chóng mặt.

Bên cạnh đó, tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dị ứng hải sản có thể gây ra:

  • Phát ban da.
  • Ngứa môi.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Ngứa da.
  • Đau bụng, tiêu chảy.

Những yếu tố gây dị ứng hải sản ở bà bầu

Ngoài lý do vào giai đoạn mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi để thích ứng với việc có em bé trong bụng. Đặc trưng của tình trạng này là các nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, đồng thời các hoạt động của hệ miễn dịch cũng sẽ bị rối loạn. Điều này khiến cho bà bầu dễ bị mắc các chứng bệnh khác nhau, trong đó có dị ứng. Ngoài ra, dưới đây là những yếu tố gây dị ứng hải sản ở bà bầu:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Người có cha hoặc mẹ đã từng bị dị ứng hải sản.
  • Bản thân đã từng bị dị ứng.
  • Có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các dị nguyên khác.
  • Bị hen suyễn. Có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Khi chóng mặt, buồn nôn bà bầu cũng nên lưu ý

Bà bầu bị dị ứng hải sản nên trị như thế nào?

Ở mức độ nhẹ

Khi bà bầu được xác định là dị ứng thai sản ở mức độ nhẹ thì nên đi khám bác sĩ để được bác sĩ chỉ định về liều dùng cũng như thời gian sử dụng một số loại thuốc điều trị các triệu chứng như: giảm ngứa, hạn chế phản ứng dị ứng… từ đó giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn.

Dị ứng tiến triển nặng nề hơn

Nặng hơn nữa thì thai phụ có thể đến khám bác sĩ và lúc này bác sĩ có thể dùng đường tiêm để bảo vệ sự an toàn của mẹ và thai nhi. Nếu như trước khi đưa đến bệnh viện mà thai phụ có hiện tượng ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp thì thai phụ cần được cấp cứu bằng hô hấp nhân tạo, bóp tim ngoài lồng ngực và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau khi thoát khỏi tình trạng nguy kịch

Bà bầu cần được được kiểm tra kỹ lưỡng hơn và làm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm rõ nguyên nhân khiến thai phụ bị dị ứng từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham