Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?

Bà bầu bị Covid thì phải làm sao? Theo trang CDC Việt Nam, mẹ bầu cần phải tự cách ly để hạn chế tiếp xúc với em bé, cần phải đeo khẩu trang che cả mũi và miệng và mặc quần áo sạch khi bế hoặc cho bé bú. Mẹ nên hút sữa và lưu trữ để duy trì nguồn sữa cho đến không còn bị nhiễm bệnh, trong 7 đến 10 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị ảnh hưởng trong tình hình dịch bệnh hiện nay vì hệ miễn dịch suy yếu hơn bình thường. Đâu là ảnh hưởng của Covid-19 tới phụ nữ mang thai? Bà bầu mắc covid có nguy hiểm không? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn bình thường không?
  • Đâu là những ảnh hưởng của Covid-19 tới phụ nữ mang thai?
  • Chưa có bằng chứng về sự lây nhiễm coronavirus từ thai phụ sang thai nhi
  • Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai trong mùa dịch Covid

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn bình thường không?

Phụ nữ mang thai có khả năng dễ bị nhiễm trùng hô hấp do virus. Do những thay đổi sinh lý trong hệ miễn dịch, tuần hoàn và hô hấp, bà bầu cũng dễ bệnh nặng hơn khi nhiễm virus đường hô hấp.

Thống kê năm 2009 cho thấy:

  • 1% số bệnh nhân nhiễm cúm virus A là phụ nữ mang thai
  • Tỉ lệ phụ nữ mang thai tử vong liên quan đến cúm chiếm 5%
  • Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV lên đến 25%.

Mẹ đã biết chưa?

Quan trọng: Những điều cần biết khi mang thai trong mùa dịch

Soạn đồ đi sinh trong mùa dịch, mẹ cần thêm những vật dụng gì?

Mặc dù vậy đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc viêm phổi nặng hơn khi nhiễm bệnh. Đặc điểm lâm sàng của thai phụ nhiễm Covid-19 cũng có nhiều khác biệt. Theo dữ liệu tóm tắt từ các báo cáo liên quan đến phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc Covid-19 (56 trường hợp):

  • Triệu chứng phổ biến nhất là sốt và ho
  • Giảm bạch cầu lympho nhiều hơn người bình thường
  • 2/3 số bệnh nhân bị giảm bạch cầu và tăng C-reactive protein (CRP)
  • 83% trường hợp đã chụp CT ngực cho thấy tổn thương dạng kính mờ đa ổ.

Các chuyên gia y tế quan ngại rằng ảnh hưởng của covid-19 tới phụ nữ mang thai không nhiều bằng tác động của virus này lên thai nhi và trẻ sơ sinh, do đó mẹ bầu cần lưu ý đặc biệt đến dự phòng, chẩn đoán và quản lý thai kỳ.

Đâu là những ảnh hưởng của Covid-19 tới phụ nữ mang thai?

Mặc dù cho đến nay không có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 lây truyền dọc từ người mẹ mang thai mắc bệnh sang thai nhi trong giai đoạn sau của thai kỳ nhưng các con số thống kê đã cho thấy, những triệu chứng điển hình gây ra do Covid-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ và thai nhi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 là ho, sốt. Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, người mẹ bị sốt có thể gây ra những bất thường bẩm sinh lên ống thần kinh, tim, thận và các cơ quan khác của thai nhi
  • Coronavirus gây ra viêm phổi ở phụ nữ mang thai, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm tăng trưởng, tử vong chu sinh (tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời) và trẻ sinh ra nhẹ cân.

Bà bầu bị Covid thì phải làm sao? Theo trang CDC Việt Nam, mẹ bầu cần phải tự cách ly để hạn chế tiếp xúc với em bé, cần phải đeo khẩu trang che cả mũi và miệng và mặc quần áo sạch khi bế hoặc cho bé bú. Mẹ nên hút sữa và lưu trữ để duy trì nguồn sữa cho đến không còn bị nhiễm bệnh, trong 7 đến 10 ngày.

Mẹ đã biết chưa?

Chưa có bằng chứng về sự lây nhiễm coronavirus từ thai phụ sang thai nhi

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự có mặt của COVID-19 trong nước ối, máu dây rốn, và trong sữa của 9 thai phụ nhiễm COVID-19 cũng như dịch phết họng ở thai nhi của họ. Cả 9 mẹ bầu đều có sức khỏe tốt trước khi mang thai nhưng nhập viện vì viêm phổi trong khoảng từ tuần 36 đến tuần 39 + 4 ngày mang thai và có xét nghiệm dương tính với COVID-19, họ không phải thở máy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù có số mẫu khá nhỏ là 9 trường hợp, nghiên cứu này gợi ý rằng cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng COVID-19 truyền từ mẹ sang thai nhi. Đáng lưu ý là mặc dù hệ gene của COVID-19 và SARS giống nhau tới 86%, thai phụ nhiễm SARS có tỷ lệ biến chứng cao, nhưng các biến chứng này không xảy ra với cả 9 thai phụ bị nhiễm COVID-19 trong nghiên cứu. Tóm lại, bằng chứng từ các trận dịch virus corona bao gồm COVID-19, SARS và MERS cho thấy trẻ sơ sinh dường như không nhiễm virus corona từ mẹ.

Theo vinmec

Lời khuyên cho mẹ bầu để đảm bảo an toàn giữa mùa dịch

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi trong tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng và phức tạp, chị em mang thai cần thực hiện mọi biện pháp an toàn:

  • Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người
  • Thường xuyên rửa tay và vệ sinh dụng cụ đồ vật bằng sản phẩm diệt khuẩn
  • Không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và uống đủ nước trong suốt thai kỳ
  • Khi đi khám thai nên giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh (tối thiểu 2m)
  • Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan
  • Khi có những dấu hiệu bất thường nên gọi ngay đến cơ sở y tế để được hướng dẫn các bước tiếp theo.

Hãy giữ bình tĩnh và lạc quan trong suốt thai kỳ mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi