6 thực phẩm chống nghén hiệu quả dành cho mẹ bầu

Việc gia tăng các hormone thai kỳ gây ra triệu chứng buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển ổn định nên mẹ hãy kiên nhẫn với thời kỳ ốm nghén. Thay đổi trong chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể phần nào giúp mẹ cải thiện tình trạng ốm nghén. Vậy mẹ nên ăn gì cho đỡ nghén?

Ăn gì cho đỡ nghén là nỗi lo của các mẹ bầu. Các thực phẩm mẹ nên ăn: súp, cháo, canh, một lát bánh mì không đường, chuối, cam, thanh long... Ngoài ra chị em cũng nên biết:

  • Thông tin về ốm nghén khi mang thai
  • Ăn gì cho đỡ nghén
  • Lưu ý cho mẹ.

Ốm nghén khi mang thai - lợi nhiều hơn hại

Theo các nghiên cứu cho thấy, có đến hơn 80% phụ nữ sẽ phải trải qua giai đoạn ốm nghén khi mang thai.

Sở dĩ mẹ bầu bị ốm nghén theo mức độ nhiều ít trong thai kỳ là do hormone nội tiết hCG. Khi mang thai, mức độ hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Hầu hết ốm nghén thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ và sẽ dần biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai.

Các nhà khoa học tin rằng, ốm nghén chính là một cơ chế của cơ thể nhằm bảo vệ thai nhi trước rủi ro. Nhờ ốm nghén, người mẹ sẽ không thể ăn các loại thực phẩm nguy hiểm, gây hại cho phôi thai.

Ăn gì cho đỡ nghén?

Dưới đây là 6 nguồn thực phẩm giúp mẹ không còn băn khoăn về việc ăn gì cho đỡ ốm nghén trong những tháng đầu mang thai:

  • Một ly sữa ấm hoặc uống đồ uống ấm ngay khi thức dậy vào buổi sáng. Đây là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi ăn gì để đỡ buồn nôn khi mang thai.
  • Nước ấm hoặc trà gừng (trà gừng nguyên chất 100%, không cho đường) có thể giúp giảm bớt ốm nghén.
  • Ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như súp, cháo, canh, ... và nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ (5-6 bữa/ngày). Đây là câu trả lời cho câu hỏi bầu nên ăn gì cho đỡ nghén.
  • Một lát bánh mì không đường hoặc bánh mì giòn nguyên cám trước khi đi ngủ là 1 trong những món ăn giúp bà bầu đỡ nghén. Việc ăn bánh mì giúp mẹ tránh tình trạng bụng rỗng và giảm bớt triệu chứng ốm nghén.
  • Bầu nên ăn gì để đỡ nghén? Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin B6 vì đây là vitamin có khả năng giúp cơ thể chuyển hóa axit amino (protein) nên có tác dụng giảm thiểu buồn nôn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như chuối, quả bơ, các loại hạt...

Mẹ nên ăn quả gì cho đỡ nghén?

  • Thanh long chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi, ngoài ra còn giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ốm nghén hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa triệu chứng khó chịu như đầy hơi, ợ chua...
  • Bị nghén thì ăn gì cho đỡ? Cam là hoa quả cung cấp vitamin C và nước dồi dào, giúp cơ thể mẹ phân giải và hấp thụ sắt từ thực phẩm tốt hơn. Vị chua ngọt giúp mẹ giảm bớt cơn buồn nôn do ốm nghén.
  • Nho là loại quả có tính mát, vị ngọt rất dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn nho sẽ được cung cấp lượng đường glucose và vitamin C nhanh chóng, phục hồi năng lượng và giảm ngay triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi do ốm nghén.

Ngoài ra mẹ cần chú ý rằng dù có cảm giác buồn nôn đến chán ăn thì cũng tuyệt đối không được bỏ ăn. Thay vào đó, mẹ nên ăn các loại bánh giàu protein như bánh có các loại hạt, bánh làm từ đậu nành...

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu về tình trạng ốm nghén trong thai kỳ

  • Chia nhỏ bữa ăn, có sẵn đồ ăn vặt để ăn bất cứ khi nào đói bụng sẽ giúp cải thiện cơn nghén của mẹ. Thức ăn giàu protein như đậu nành, đậu hà lan sấy, hạnh nhân, óc chó... có khả năng hạn chế chứng buồn nôn
  • Nhiều mẹ bổ sung vitamin tổng hợp trong thai kỳ nhớ không nên uống khi bụng đói vì sẽ làm mẹ buồn nôn. Cần tránh uống khi vừa thức dậy
  • Đồ lạnh như kem, sữa chua sẽ giúp mẹ dễ chịu
  • Các mẹ trong thời kỳ nghén nên có sẵn bánh mì hoặc bánh quy để giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Uống nước thành từng ngụm nhỏ và chia thành nhiều lần. Không nên uống 1 lúc cả cốc đầy làm bụng căng, dạ dày không chứa được các thực phẩm khác sẽ đẩy thức ăn ra ngoài
  • Không nên cố ép bản thân ăn những món mình không thích chỉ vì món ăn đó có lợi cho thai kỳ.

Chú ý 1 số biểu hiện bất thường

Một số biểu hiện bất thường đi kèm với ốm nghén mà mẹ cần hết sức chú ý:

  • Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
  • Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.
  • Ốm nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.
  • Bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (tình trạng chửa trứng).
  • Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Việc dùng thuốc điều trị ốm nghén cần được xem xét dựa trên từng loại thuốc và mức độ rủi ro đối với thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ được phép sử dụng thuốc khi có tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự tiện uống.

Do đó, khi có tình trạng ốm nghén bất thường, mẹ cần đi khám để được tư vấn nhằm tìm ra các biện pháp giảm ốm nghén phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo: Mẹ ốm nghén nên ăn gì để giúp thai nhi khoẻ mạnh? - Nutrihome.

Bài viết của

Minh Hương