Mẹ có ẵm con bên tay trái của mình không? Và đây là kết quả nghiên cứu

Một nghiên cứu chỉ ra phụ nữ có khuynh hướng ẵm con gần phía ngực mình, trong khi đàn ông thì không thường như vậy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có ẵm con bên tay trái của mình không? Hãy xem bí mật ở tư thế bé con gần trái tim của mẹ nhé!

Phụ nữ có khuynh hướng bế con ở bên trái

Nghiên cứu thú vị khiến tôi bất ngờ, và chắc bạn cũng thế. Thật ra, đọc hết nghiên cứu, tôi lập tức nói con gái 8 tuổi của mình thử ôm búp bê, thì không ngờ bé ẵm búp bê nhỏ ở phía trái. Rõ ràng, có một mối liên hệ liên với nghiên cứu được nhắc đến ở trên.

Lần kế tiếp khi ẵm một đứa trẻ, một đứa trẻ bất kỳ cũng được, hãy chú ý bạn đặt em bé ở bên trái hay bên phải. Theo báo cáo từ nghiên cứu trên, khoa học cho rằng phụ nữ có khuynh hướng ẵm bé ở bên trái. Điều thú vị là việc này không đòi hỏi bạn phải làm mẹ đó là đặc điểm bản năng. Đàn ông thì không thể hiện rõ khuynh hướng này.

Có nhiều giả thiết đưa ra về khuynh hướng trên, từ việc giải thích trạng thái gần, nhịp tim của mẹ, sự nhạy cảm bên ngực trái. Theo báo cáo, lý do mà các nghiên cứu đưa ra gần hơn với trí não. Có vẻ như khi mẹ ẵm con bên trái, não phải của mẹ như được thắp sáng lên, giúp mẹ có cảm giác gắn kết với con.

Ẵm con bên trái giúp quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin và phản ứng với nhu cầu nhanh hơn

Nghiên cứu được đăng trên nguyệt san Nature Ecology and Evolution. Theo đó, vị trí của trẻ ở bên trái mẹ sẽ giúp tối ưu hóa việc quan sát, theo dõi bản năng của mẹ, hướng trực tiếp các thông tin nhạy cảm đến bán cầu não phải.

Tất cả điều này là bản năng và hầu hết phụ nữ đều hướng con về bên trái khi ẵm đứa trẻ. Tuy nhiên có những điều mẹ cần chú ý khi ẵm con sơ sinh lần đầu tiên, những điều có thể làm và không thể làm. Đây là những điểm chính mà bố mẹ cần ghi nhớ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Hãy thoải mái và tự tin: Khi chuẩn bị ẵm bé, chắc chắn rằng bạn đang cảm thấy thoải mái để trao cho con sự dễ chịu ấy. Bạn phải cảm thấy tự tin trước khi ôm con vào lòng, đặc biệt nếu đó là bé sơ sinh mà bạn không có nhiều kinh nghiệm ẵm bồng. Tìm một chỗ ngồi vững vàng nếu bạn không chắc chắn.
  2. Hỗ trợ cần thiết: Luôn hỗ trợ phần đầu và phần sau gáy trước khi nhấc bé lên. Chỉ đến khi bé được 3-4 tháng thì cấu tạo phần cổ mới chắc chắn hơn. Vì vậy, giai đoạn đầu, bạn bắt buộc phải chú ý giữ an toàn cho phần cổ của bé.
  3. Chọn cách ẵm: Bạn nên tìm hiểu các kiểu ẵm khác nhau trước khi chọn ra kiểu thoái mái nhất đối với bạn. Đó cũng là tư thế mà trẻ thấy dễ chịu nhất.

– Một trong những kiểu ẵm dễ nhất là kiểu ôm ru, bạn cho bé nằm ngag ngực, phần đầu của bé được đặt gọn trong vùng khuỷu tay của bạn.

– Ẵm con bên tay trái và trên vai là vị trí tốt nhất giúp trẻ ợ. Đầu của bé đặt trên vai của bạn.

– Ẵm vòng qua bụng: Với bé hay có hiện tượng đau bụng, bạn có thể ẵm cách này. Bạn nâng cánh tay vòng lại trước ngực, đầu bé được đặt ở vùng khủy tay bạn còn cánh tay bạn nâng cả thân người con. Cách ẵm này tạo áp lực lên vùng bụng của bé, giúp bé giải phóng phần khí ở bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Không bao giờ làm nhiều việc cùng lúc: Nếu bạn đang ẵm bé, tránh làm việc khác cùng lúc. Đôi khi việc bạn tưởng như không nguy hiểm như uống một tác trà nóng cũng có thể làm tổn thương mé nếu khi bạn vô ý làm đổ nước nóng lên bé.

– Khi mới có con, việc ẵm bồng con trẻ có thể là một trong những điều thú vị nhất. Tuy nhiên, nó cũng đầy thử thách. Hy vọng những bí quyết trên có thể giúp bạn và con mình gần gũi với nhau hơn.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quynh Nguyen