9 Bí quyết “bỏ túi” để dạy con cách chi tiêu đúng mực

Dạy con biết quý đồng tiền là điều rất quan trọng. Hãy trở thành một tấm gương tiêu tiền đúng mực cho con, và dạy con kĩ năng sử dụng tiển một cách hợp lý từ sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở cương vị những bậc làm cha làm mẹ, việc dạy con tiêu tiền sao cho đúng thực sự rất quan trọng. Bạn có thể bắt đầu dạy những bé nhỏ tuổi cách tiêu tiền bằng cách hướng dẫn bé bỏ ống nuôi heo đất.

Những bé lớn hơn thì lại nên học cách mở một tài khoản ngân hàng riêng, và học cách tiết kiệm tiền tiêu vặt của mình. Biết quý đồng tiền là bước đầu chuẩn bị cho trẻ bước vào thế giới thực của người lớn. Kĩ năng này giúp trẻ đưa ra quyết định đúng đắn về việc tiêu xài, nên/cần mua gì, không nên/không cần mua gì.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học North Carolina State và Đại học Texas, đối thoại với trẻ em về vấn đề tiền bạc là chìa khóa then chốt trong việc dạy con cách tiêu tiền. Kết luận từ nghiên cứu này: “Bài học ở đây là ngay cả trẻ nhỏ cũng nhận thức được các vấn đề về tài chính trong gia đình, bất kể cha mẹ chúng có nói chuyện với chúng nhiều về tiền bạc hay không.

Nếu cha mẹ không thảo luận với con cái về các chủ đề như tài chính gia đình hoặc nợ nần, lũ trẻ có thể sẽ tự mình rút ra kết luận về tình hình kinh tế gia đình – và những kết luận này có thể không chính xác. Nếu cha mẹ không muốn thảo luận về tình hình tài chính gia đình với con cái, thì họ nên giải thích lý do tại sao họ muốn tránh việc nhắc đến chủ đề đó. “

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy con cách tiêu tiền. Dưới đây là 9 bí quyết bỏ túi mà cha mẹ nào cũng cần biết để giáo dục con về tài chính thật hiệu quả.

# 1 Sử dụng một hũ trong suốt thay vì heo đất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều bà mẹ thường mua những chú lợn đất để cho con của họ để tiết kiệm tiền. Vâng, lũ lợn đất màu mè lúc nào cũng rất bắt mắt, thế nhưng một cái hũ trong suốt hoàn toàn có thể được sử dụng vào mục đích này. Một cái hũ/lọ trong suốt cho phép lũ trẻ xem tiền chúng tiết kiệm đang tăng lên như thế nào: từ vài ngàn đến vài chục ngàn. Hãy nói chuyện với con về giá trị của việc tiết kiệm và khuyến khích bé tiết kiệm bất cứ khi nào có thể và bất cứ khi nào cần thiết.

# 2 Nói không với việc dùng thẻ

Những đứa trẻ nhỏ luôn dõi theo bạn, kể cả khi bạn đi mua sắm. Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, các bé cũng nhìn thấy điều đó. Hãy sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào có thể, để con nhận ra rằng các bé chỉ có thể chi tiêu những gì chúng có. Nếu bạn đặt nền tảng đúng đắn, con sẽ làm theo thói quen này cho đến khi trưởng thành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem trang tiếp theo để biết thêm các mẹo hay để dạy con cách tiêu tiền!

# 3 Dạy con về chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là giá trị của món đồ tốt thứ hai mà bạn phải bỏ qua khi bạn mua món đồ tốt nhất. Dạy cho trẻ em biết rằng nếu bé muốn và có thể mua một món đồ, chúng cần từ bỏ một thứ khác. Điều này dạy trẻ biết trân trọng những gì chúng có, và buông bỏ những gì chúng không cần. Chẳng hạn, bạn có thể nói “nếu chúng ta mua đồ chơi ngày hôm nay, chúng ta sẽ không có tiền để mua sách vào ngày mai.” Các bé cần nhận biết sự khác biệt giữa nhu cầu (thứ bé cần có) và mong muốn (thứ bé muốn có).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

# 4 Dạy con cách cho đi và chia sẻ

Trẻ em cần phải học cách cho đi và chia sẻ. Vì vậy, một khi các bé hiểu nhiều hơn về vấn đề tiền bạc, hãy đưa chúng đến một ngôi chùa ở địa phương, hoặc một tổ chức từ thiện để chúng có thể tặng những người nghèo khó một ít tiền. Ngoài tiền bạc, hãy khuyến khích trẻ mua sách và đồ chơi và tặng những thứ này cho một trại trẻ mồ côi để hiểu được giá trị của việc chia sẻ.

# 5 Dạy con cách săn đồ giá rẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con cái của bạn về việc tiết kiệm tiền bằng cách săn những mặt hàng giá rẻ. Ví dụ: khi bạn ghé thăm cửa hàng tạp hoá, hãy săn tìm các món có giá hời và giải thích cho con tại sao bạn lại muốn mua những món hàng có giá cả phải chăng hơn. Khuyến khích con tìm các món hàng con ưa thích và được giảm giá như sữa chua, nho khô và các món khác để giữ các bé hứng thú với việc này.

# 6 Nói cho trẻ biết sự thật

Nói chuyện thẳng thắn với trẻ về vấn đề tiền bạc. Nếu có một cuộc khủng hoảng tài chính ở trong gia đình, hãy cho trẻ biết rằng cả nhà cần phải tiết kiệm, nghĩa là mua ít đồ chơi và quà tặng hơn. Điều này sẽ cho phép các bé hiểu được thực tế “ít màu hồng” của cuộc sống. Trẻ em cần biết về thực tế tài chính của gia đình, và tiền không mọc ra từ trên cây – việc kiếm tiền không dễ dàng và vậy việc tiết kiệm cũng quan trọng hơn.

Xem trang tiếp theo để biết thêm các mẹo hay để dạy con cách tiêu tiền! # 7 Cho bé một khoản trợ cấp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với những bé lớn hơn một chút, hãy cho con một khoản trợ cấp. Các khoản trợ cấp nghĩa là một khoản tiền nhất định để chi tiêu mỗi tháng, để họ biết trân trọng những gì các bé có. Một số cha mẹ muốn trả con các khoản trợ cấp mỗi khi con làm công việc nhà, tuy nhiên điều này không phải là một ý tưởng hay. Thay vào đó, hãy thiết lập kỷ luật tài chính, và khuyến khích con rằng những khoản con tiết kiệm được sẽ là một phần của khoản trợ cấp hàng tháng.

# 8 Trở thành một tấm gương chi tiêu đúng mực

Một cách tốt để phát triển thói quen tiêu dùng hợp lý cho bé là làm gương trong việc chi tiêu của bản thân bạn. Khi bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi đến cửa hàng tạp hoá, hãy yêu cầu con của bạn lập một danh sách mua hàng và chỉ mua đúng danh sách đó. Điều này ngăn ngừa trẻ mua sắm lung tung, tuỳ tiện. Đối với các bé lớn hơn, hãy chỉ cho trẻ cách so sánh giá của mặt hàng trên Internet và nghiên cứu kĩ trước khi mua hàng.

# 9 Giao tiếp, nói chuyện với con

Sẽ có những lúc trẻ sẽ phạm sai lầm khi tiêu tiền. Ví dụ: con có thể bắt nạt/ vòi vĩnh bạn tăng khoản trợ cấp để mua một mặt hàng lớn có giá trị. Hãy thảo luận với con về cách trẻ có thể tiết kiệm tốt hơn và để dành để mua một món đồ đó. Nếu trẻ đánh mất tiền, hãy dạy cho con nhận biết tầm quan trọng của việc giữ tiền an toàn. Cách bạn giao tiếp với con về tiền bạc đóng một vai trò chủ chốt trong việc dạy con cách chi tiêu hợp lí.

 Bạn có cách đặc biệt để dạy cho trẻ em cách chi tiêu đúng mực? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới!

Bài viết của

Michelle Le