Bằng cách nhận biết được cách học của con bạn là gì, bạn sẽ có thể nâng cao và khai thác tối đa năng lực tiếp thu và duy trì các khái niệm và kiến thức cần thiết của trẻ. Khi chúng ta nhìn vào mỗi kiểu học tập trong 7 phương pháp dưới đây, điều quan trọng là phải nhớ rằng hầu hết trẻ em (người lớn cũng vậy) có thể sẽ có 2 đến 3 phong cách học tập, chứ không phải chỉ có một cách thức duy nhất. Tìm hiểu từng phong cách dưới đây để xác định xem phương pháp của con bạn thuộc nhóm nào trong 7 nhóm dưới đây. Một khi bạn hiểu con mình học tập và tiếp thu như thế nào, bạn có thể sử dụng các gợi ý hữu ích để làm cho việc học tập thú vị và hiệu quả hơn.
Học bằng thị giác
Những người học bằng thị giác thích tiếp thu kiến thức bằng mắt. Họ sẽ hiểu được hình ảnh, tranh vẽ, sơ đồ và các đổ dùng dạy học trực quan khác để diễn đạt và giải thích các khái niệm. Để giúp những bé học bằng thị giác nâng cao khả năng tiếp thu, bạn có thể cung cấp các video hướng dẫn và áp phích kèm trong bài học, trang trí phòng của bé với những tranh ảnh minh hoạ có tính giáo dục như phác đồ hệ mặt trời, tranh mô phỏng quá trình tạo ra thức ăn của chúng ta, cuộc sống dưới nước … Bạn cũng nên để trẻ đắm mình vào những chuyến đi thực tế đến sở thú, các rạp hát, hoặc cho trẻ xem kênh truyền hình giáo dục như Kênh Discovery, Animal Planet,…
Học bằng thính giác
Những người học bằng thính giác có khả năng lắng nghe tốt nhất. Để nâng cao trình độ học vấn cho họ, hãy đọc to các bài giảng, sử dụng âm nhạc, sách âm thanh và tài liệu giảng dạy phát tiếng. Khả năng đọc, thưởng thức nghe nhạc và thậm chí cả kỹ năng ngôn ngữ sẽ dễ dàng được củng cố thông qua các biện pháp giảng dạy này. Đối với kỹ năng toán học, bạn sẽ cần phải sử dụng video dạy toán – đây cũng là một phương pháp rất hiệu quả. Những trẻ học bằng thính giác sẽ phát triển rất tốt trong môi trường giảng dạy trên giảng đường. Nếu bé phải tự học hoặc làm việc độc lập trong một thời gian dài, con sẽ có thể gặp nhiều khó khăn, và có thể cần phải tăng cường hỗ trợ học thêm bằng những bài học bằng âm thanh ở nhà.
Học bằng lời nói
Những người học qua phương pháp nói chuyện là một trong số những đứa trẻ thông minh nhất. Tình yêu của con cho cả ngôn ngữ lẫn âm thanh làm cho việc học tập trở nên thú vị trong bất kì hoàn cảnh nào. Trẻ em học bằng cách nói chuyện thích nghe và đọc cho bản thân mình. Họ có thể thích nghe hoặc thích đọc hơn, nhưng sẽ luôn có hai lựa chọn chủ yếu này cho phương pháp học tập của mình. Để nâng cao kỹ năng hùng biện và thuyết giảng của trẻ, hãy dành nhiều thời gian đọc sách cho con và với con. Hãy cung cấp cho trẻ một loạt các lựa chọn để đọc và học, bao gồm sách nấu ăn, sách tìm câu đố, trò chơi ô chữ, và sách truyện… để đa dạng hoá chủ đề và kiến thức cho con.
Học bằng cách vận động
Những người học bằng cách vận động là những người thích học thông qua hoạt động cầm nắm và vận động cơ thể. Các hoạt động thực hành luôn là lựa chọn hàng đầu của bé. Trẻ em thuộc nhóm này phát triển mạnh trong các lớp học nơi có những dự án đòi hỏi phải làm và chế tác ra một thứ gì đó như xây dựng, nhảy múa, di chuyển, diễn xuất …. Các môn học yêu thích của con có xu hướng là khoa học, thể dục và kịch. Họ sẽ xuất sắc trong những lĩnh vực khác nếu được đầu tư đúng cách. Để tạo môi trường tối ưu ở nhà cho trẻ tăng cường khả năng học, hay mua các bộ dụng cụ cung cấp nghệ thuật, nấu ăn, bộ dụng cụ khoa học và thậm chí cho trẻ làm việc vặt trong gia đình. Trẻ em thuộc nhóm này cũng nên được cho đi thăm các bảo tàng thân thiện với trẻ em, hoặc các địa điểm có tính tương tác cao như lớp học gỗ, làm gốm và chăm sóc động vật.
Học bằng suy nghĩ logic
Những người học bằng suy nghĩ logic là những người luôn suy nghĩ cặn kẽ về một vấn đề nào đó. Bé trông có vẻ thích nghĩ hơn là hành động, nhưng đừng vì thế mà nghĩ rằng con thụ động. Bé đơn giản là thích tính toán, suy nghĩ lời ăn tiếng nói trước khi nói hoặc làm bất kì điều gì. Những người học bằng logic cũng thường là những người khả năng tiếp thu bằng thị giác rất tốt. Bé thích nhìn thấy logic trong suy nghĩ trước khi làm gì để đạt được kết quả cao. Chính vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người học bằng logic nhất luôn thể hiện xuất sắc trong nhưng môn như toán học và khoa học. Tại sao ư? Họ có thể nhìn thấy kết quả của những suy nghĩ của họ – mọi thứ họ làm có ý nghĩa và có một giải pháp nhất định và có trình tự. Để giúp trẻ em thuộc nhóm này tận dụng tối đa khả năng học tập của mình, hãy trao đổi với họ về các chủ đề đa dạng và kích thích suy nghĩ logic khi nói chuyện. Lắng nghe và chia sẻ ý kiến với con và hỏi bé làm thế nào họ sẽ giải quyết vấn đề nhất định được đặt ra. Hãy cung cấp cho bé những vấn đề mang tính logic để giải quyết như sử dụng câu đố, trò chơi giải đáp, sách logic và bộ dụng cụ dự án khoa học. Các bé cũng sẽ thích xem video và phim có một cốt truyện mang tính logic cao. Truyện viễn tưởng và truyện cổ tích sẽ làm bé chán và thất vọng.
Tính cách cũng quan trọng trong khả năng học tập
Ngoài phong cách học tập của con bạn (hoặc sự kết hợp của nhiều phong cách học tập), bạn sẽ phải nghĩ đến tính cách của con bạn. Bé là người thích giao tiếp xã hội hay thích sự đơn độc? Nói cách khác, bé có hoạt động tốt hơn trong môi trường làm việc nhóm và tương tác với bạn bè, hay là thích làm việc một mình? Liệu bé có dễ bị phân tâm khỏi nhiệm vụ đang làm nếu có những người khác xung quanh? Một khi bạn biết điều này, bạn sẽ có thể tiếp tục nỗ lực để nâng cao hứng thú học tập của con bạn bằng cách cho họ một môi trường kích thích con thích việc học hơn. Để giúp bạn làm như vậy, hãy suy nghĩ về những điều dưới đây.
Những trẻ thích giao tiếp học xã hội thường có những đặc điểm sau:
- Hạnh phúc nhất khi ở với bạn bè
- Có thể làm nhiều việc một lúc hoặc nghe và tham gia vào 2 cuộc hội thoại / tình huống tại một thời điểm
- Thích những môn thể thao đồng đội
- Không cảm thấy sợ hãi khi được gọi phát biểu trên lớp
- Thúc đẩy các dự án lớp/nhóm
- Thể hiện phẩm chất lãnh đạo ngay cả khi còn nhỏ
- Quan tâm đến các sự kiện và diễn biến của bạn cùng lớp với sự quan tâm chân thành.
Những trẻ thích ở một mình
- Thường thích ở nhà để chơi
- Tránh xa các môn thể thao đồng đội; Lựa chọn bơi lội, cưỡi ngựa và các hoạt động cá nhân hơn là thể thao đồng đội
- Không thích tiếng ồn và dễ bị sao nhãng khi có người xung quanh
- Thích làm việc một mình
- Không bao giờ bắt đầu khởi động tham gia vào các hoạt động nhóm
- Không hay đọc to trong lớp hay nói chuyện trong lớp
- Sẽ chỉ có một hoặc hai người bạn thân.
Luôn ở bên con và thấu hiểu con
Bằng cách tham gia vào quá trình học tập của con và thực sự biết con của cần gì, bạn sẽ không chỉ làm cho cuộc sống của con bạn trở nên ít căng thẳng hơn và thú vị hơn, mà còn phát triển cho bé những kĩ năng cần thiết để tận hưởng và phát triển tối đa trong môi trường học đường nói riêng và cuộc sống nói chung.