5 bước phạt tránh gây tổn thương cho trẻ

Hầu hết các ông bố, bà mẹ đều có chung một thử thách là nuôi dạy trẻ. Nếu bạn muốn mối quan hệ giữa bạn và con mình tốt hơn, hãy ngừng phán xét thái độ của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 bước phạt tránh gây tổn thương cho trẻ!

Thay vào đó, bạn cần tin rằng bất cứ ai (dù là trẻ nhỏ hay người lớn) có lời nói hay phản ứng bạn cho là không phù hợp thì cũng xuất phát từ nỗi sợ hãi và cảm giác không an toàn bên trong họ. Khi nỗi sợ hãi và cảm giác không an toàn ấy xuất hiện, hormon adrenaline sẽ được sản xuất để cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm.

Với một số người, họ sẽ phản ứng rất nhanh. Họ kháng cự, lên tông giọng và thậm chí hét lớn. Nhiều người khác chọn cách rút lui, trốn tránh, chần chừ, im lặng, hờn dỗi… Tùy thuộc vào tính cách mỗi người và vai trò của họ, họ sẽ có những phản ứng khác nhau với nỗi sợ và cảm giác mất an toàn.

Với người chọn các phản ứng mạnh, họ rất quan trọng việc phải thắng. Những người còn lại thì sẽ giam mình trong thế giới nội tâm. Cả hai đều không dẫn đến kết quả tốt.

Bạn phải làm gì khi con có thái độ phản kháng?

Bạn tin vào điều gì thì bạn sẽ có hành xử tương ứng để tạo nên sự khác biệt tích cực. Hãy nhớ, mỗi lời nói hay thông điệp cử chỉ cũng có thể làm nên sự thay đổi. Ví dụ, con bạn có lời nói khó nghe. Bạn phản ứng một trong hai cách sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Bạn hỏi: “Con đã nói gì vậy? Con thật sự nghĩ vậy à? Sao con xử sự ngu ngốc vậy? Con nghĩ mình là ai?”
  2. Dừng lại, không nói ra bất cứ lời chỉ trích nào. Con bạn vẫn đang quan sát từng cử chỉ, thái độ rất nhỏ từ bạn.

Cả hai cách chọn lựa trên đều cho đứa trẻ cảm giác con đang bị đánh giá, phán xét mình đang làm gì đó không đúng, đang rất ngu ngốc. Nếu chuỗi hành vi này lặp đi lặp lại liên tục thì lâu dần nó sẽ tạo nên lối mòn trong cách xử sự.

Vậy bạn nên bắt đầu ở đâu?

Hãy bắt đầu đối thoại từ những vấn đề cốt lõi. Quan trọng nhất là hãy đưa ra nguyên tắc quan trọng trong gia đình là không nên có bất cứ hình phạt hay lời rầy la trách mắng nào trong gia đình cả. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ con sẽ được bỏ qua tất cả mọi việc khi làm sai.

Chỉ là bạn thay thế cách trừng phạt bằng cách xử sự mới. Vậy điều gì làm nên hệ thống nguyên tắc mới?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 bước phạt con

  1. 100% bình tĩnh + tập trung
  2. 100% thấu hiểu + cảm thông
  3. 100% trách nhiệm + lời xin lỗi
  4. 100% cam kết + thích ứng
  5. 100% những giải pháp giúp cải thiện tình huống

Chúng ta hãy làm rõ những bước này bằng một ví dụ cụ thể.

John đi học về, đóng sập cửa và ném cặp lên sàng. Cậu bé trông có vẻ cộc cằn lao vào phòng mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ: Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần việc không nên đóng sập mạnh cửa và không ném cặp ra sàn phòng khách rồi? Con biết nên làm gì mà!

John: Mẹ chỉ biết la rầy. Rồi cậu bé đóng mạnh và khóa cửa lại.

Mẹ: Sao con dám nói với mẹ như thế? Xin lỗi mẹ mau.

John: Con không muốn nói chuyện với mẹ.

Mẹ: Mẹ sẽ nói với bố con khi bố đi làm về.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể hình dung mọi chuyện sẽ đi về đâu rồi đấy.

Vậy chúng ta làm gì để thay thế?

Mẹ: John, mẹ đã nói con đóng cửa nhẹ nhàng và cất đồ đạc của mình ở trong phòng. Hôm nay con đã không làm như thế. Điểm mấu chốt: Nói điều ấy với thái độ chân thành và quan tâm, hoặc có thể mỉm cười nhẹ kèm theo câu: Con quên rồi sao? Con mệt hay đang vội ngồi vào bàn máy tính chơi game?

John: Dạ. (Tôi muốn con trẻ thoát khỏi cảm giác lo sợ hay mất an toàn vì như thế chúng sẽ không có quá trình sản xuất adrenaline).

Mẹ: Mẹ có thể hiểu con đang vội để chơi game, giải trí sau một ngày dài ở trường. Con giúp mẹ cất cặp trong 10 phút nữa nhé. À, con nên nói gì khi đã quên việc của mình như thế?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

John: Dạ con xin lỗi mẹ. Con vội quá nên quên mất.

Mẹ: Mẹ cũng tin là con sẽ đóng cửa nhẹ nhàng ngày mai. Cảm ơn con. (Bạn có thể ôm, hôn con như một lời cảm ơn chân thành dành cho con).

Và sự thay đổi tiếp tục:

Mẹ: Được rồi, chúng ta thỉnh thoảng phải quên hết một số thứ, nhưng mẹ mong con sẽ sẽ nhớ điều mẹ mong muốn ngày mai nhé. Mẹ bỏ qua lần này nhưng nó là việc của con vào ngày mai, và đừng quên đóng cửa nhẹ nhàng. Con hứa chứ?

John: Vâng mẹ. Con hứa.

Khi bạn cất cặp vào phòng con, đừng quên hôn và ôm nhẹ con cùng câu nói “Mẹ yêu con” trước khi bạn ra khỏi phòng.

Ví dụ trên đã cho thấy vai trò của phụ huynh trong từng bước.

#1. 100% bình tĩnh + tập trung

-Nếu bạn không giữ bình tĩnh ngay lập tức được, hãy làm một việc khác để phân tán sự chú ý của bạn. Từ từ, khi bình tĩnh lại, hãy nhận diện vấn đề và hãy luôn nhớ rằng mình muốn thay đổi.

Đừng quên cho con thấy bạn đã nỗ lực thay đổi với câu nói:

“Mẹ đã nói với con rằng mẹ không muốn nóng giận, mất kiểm soát và cằn nhằn con. Nên mẹ đã giữ lời hứa. Vì vậy, con cũng cố gắng giữ bình tĩnh nhé. Chúng ta sẽ làm được”.

Câu nói này cho con thấy con được tôn trọng và con sẽ muốn hợp tác với bạn nhiều hơn.

#2. 100% thấu hiểu + cảm thông

Trong trường hợp này, bạn nên thấu hiểu rằng con không phải là đứa trẻ hoàn hảo (thật ra chẳng có một đứa trẻ hoàn hảo ở trên đời đâu bạn ạ). Con chỉ là đứa trẻ ha chơi, rất vô tư. Hãy hướng dẫn con nhẹ nhàng và chắc chắn bạn hãy đặt mình vào vị trí của con. Từ đó bạn mới xây dựng được lòng tin và sự tôn trọng từ con.

Và đâu ai biết được liệu hôm ấy con có chuyện gì buồn ở trường hay không, có bị bắt nạt, bị trêu chọc hay bị điểm kém hay không? Nếu có chuyện đó xảy ra thì thái độ của con khiến bạn phật ý là điều dễ hiểu thôi. Bằng cách tôn trọng, quan tâm con, con mới có thể cởi mở với bạn.

#3. 100% trách nhiệm + lời xin lỗi

Mục đích là cho trẻ nhận ra trách nhiệm của mình và cam kết sẽ thay đổi ngày hôm sau.  Hãy nhớ khen trẻ mỗi khi trẻ làm đúng cũng như cho trẻ cơ hội nói lời xin lỗi là cũng rất quan trọng.

#4. 100% cam kết + thích ứng

Hãy linh hoạt trong mọi tình huống và khuyến khích đứa trẻ thay đổi. Bạn nên hỏi han con rằng điều gì khiến con cáu bẳn, không vui như thế.

#5.  100% những giải pháp giúp cải thiện tình huống

Người mẹ có thể hỏi John: “Mẹ có thể làm gì giúp con nhớ việc mình nên làm? Điều này cũng có ích để áp dụng với bố và chị con. Con có ý tưởng nào không?”.

Thực hành nhuần nhuyễn 5 bước trên, bạn sẽ thấy mình dễ dàng lấy lại bình tĩnh, tập trung và có phải giáp định hướng cho con tốt hơn.

Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên FacebookGoogle+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam.

Bài viết của

Quynh Nguyen