WHO: Mỗi năm có 4 triệu người chết vì ô nhiễm không khí

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo số liệu của WHO, mỗi năm có 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Thời gian gần đây, số ca mắc bệnh về hô hấp tăng cao khiến nhiều bệnh viện quá tải.

Những số liệu đáng sợ về ô nhiễm không khí

Ngoài ra, tổ chức Y tế Thế Giới cho biết mỗi năm cũng có  3,8 triệu người tử vong vì tiếp xúc với khói bếp, nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở khu vực có chất lượng không khí xấu vượt quá mức cho phép.

Đây là những con số đáng báo động về vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cảnh báo đây là kẻ giết người thầm lặng. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người già, phụ nữ có thai, trẻ em.

BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết khoa luôn trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tăng mạnh.

Bệnh viện Nhi hàng trăm lượt khám bệnh hô hấp/ngày

Thời điểm này được coi là giai đoạn bệnh đường hô hấp tăng cao nhất trong năm. Bởi nó trùng vào đỉnh mùa bệnh hàng năm (tháng giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11). Một nguyên nhân khác có ảnh hưởng lớn không kém là chỉ số ô nhiễm luôn ở mức báo động, gây hại cho sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), mỗi ngày trung bình Khoa điều trị nội trú khoảng 280-300 lượt bệnh/ngày. Riêng tháng 8 và tháng 9 vừa qua, có tới 180.000 lượt bệnh nhân đến khám khô hấp, hen suyễn.

Bệnh viện Nhi đồng 1 thì từ tháng 8-10, số bệnh nhi đến khám do bệnh lý đường hô hấp tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Ô nhiễm không khí gây hại người lớn, trẻ em và cả thai phụ

Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nếu tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, cơ thể sẽ nhiễm các bệnh nặng và mạn tính. Trong đó có hen suyễn, dị ứng, tắc nghẽn phổi, khí phế thũng mãn, thậm chí ung thư phổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân do cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bụi mịn, không khí bị ô nhiễm đó chính là hệ hô hấp. Một số dấu hiệu tại chỗ như ho, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi và triệu chứng giả cúm.

Ngoài ra, bụi mịn còn gây nên các triệu chứng như viêm đường thở, viêm phế quản, làm giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi, gia tăng khả năng đột quỵ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng phổi của trẻ sinh ra sau này. Đây cũng là tác nhân làm gia tăng sảy thai và dị tật bẩm sinh. Mỗi năm, có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tác hại của ô nhiễm không khí.

Các hậu quả này rất nguy hại cho sức khỏe nhưng lại không xuất hiện ngay lập tức, khi có biểu hiện rõ thì rất khó phục hồi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Chính vì vậy, người dân cần đặc biệt chú ý giữ sạch nguồn không khí trong nhà bằng một số biện pháp:

  • Giữ nhà cửa luôn khô ráo, thoáng mát, vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà thường xuyên để hạn chế bụi tích tụ.
  • Sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí để giải phóng các gốc OH tự do, hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm nhằm ức chế hoạt động của chúng.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác

  • Vệ sinh mắt, mũi mỗi ngày nhằm làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn. Nó hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang.
  • Không nên ngoáy mũi, dụi mắt khi có dấu hiệu ngứa hoặc viêm.
  • Uống nhiều nước để làm loãng niêm dịch. Nước giúp dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng vi khuẩn, bụi bẩn. Nó làm sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bổ sung rau xanh, vitamin để đảm bảo sức đề kháng, cơ thể khỏe từ bên trong.
  • Đeo khẩu trang, trang bị kính, áo chống nắng khi di chuyển bên ngoài để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi. Hạn chế lưu thông vào giờ cao điểm, tránh khu vực ô nhiễm nặng như khu công nghiệp, đường cao tốc…
  • Hạn chế việc cho trẻ vui chơi ngoài trời trong thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao

Hy vọng với những thông tin trên đây, gia đình bạn đã cập nhật được những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hieu