Bé 3 tuổi ăn vạ - 4 cách này sẽ giúp cha mẹ hết đau đầu vì các cơn gào khóc của con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 3 tuổi ăn vạ còn khủng khiếp hơn lúc 2 tuổi! Câu cảm thán của nhiều ông bố bà mẹ khi con bước vào tuổi ẩm ương này. 4 cách dưới đây có thể giúp bố mẹ chấm dứt được cảnh con gào khóc, giãy đành đạch và la hét không ngừng.

Bé 3 tuổi ăn vạ – Tình huống thường trực là giãy lăn ra đất hay giậm chân thình thịch

Bé Ti vừa bước sang sinh nhật 3 tuổi cách đây không lâu. Cũng vào thời gian này, bố mẹ thấy tính nết của con ngày càng có những thay đổi thất thường, khó đoán. Chỉ một câu nói không hay một hành động từ chối của mọi người trong nhà như chưa được mua đồ chơi, ai đó lỡ ăn miếng bánh của con, mẹ vội nên không kịp chuẩn bị đồ ăn con thích, bộ xếp hình bố vô tình giẫm phải, … bé cũng sẽ lăn ra ăn vạ hoặc gào khóc phản ứng.

Bố mẹ bé Ti cảm thấy lo lắng trước các hành vi ứng xử tiêu cực này của bé. Một buổi nói chuyện với bác sĩ nhi khoa gần nhà đã giải đáp rõ ràng hơn cho bố mẹ bé về tâm lý của tuổi lên 3.

Con đang muốn thể hiện điều gì thông qua hành động ăn vạ?

Các chuyên gia trẻ em cho rằng, khi bé 3 tuổi ăn vạ, gào khóc, có các biểu hiện tiêu cực hay dưới con mắt của bố mẹ, người lớn là con đang “rất hư” thì rất có thể là do:

  1. Cảm giác cái tôi trong con đang hình thành ở lứa tuổi từ 1-3. Vào giai đoạn này, tốc độ giao tiếp ngôn ngữ của con so với suy nghĩ chưa song hành với nhau. Con không thể diễn đạt được điều con muốn khi người khác trái ý con. Do đó con thể hiện ra ngoài bằng cách phản kháng mà đôi khi bố mẹ cho rằng con đang hư.
  2. Một số trẻ sinh ra đã có nền tảng cảm xúc là “bé cáu kỉnh” và khó nuôi hơn các trẻ khác. Với các bé này, cảm xúc con thể hiện ra ngoài thường mạnh mẽ và dữ dội hơn.
  3. Cách nuôi dạy và mối quan hệ giữa cha mẹ, các thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hành vi cư xử của con. Chẳng hạn như bố mẹ hay nổi nóng, cãi cọ nhau, …

Ngoài ra nếu tình trạng bé 3 tuổi ăn vạ diễn ra với mức độ nghiêm trọng như con tự làm đau mình, làm đau người khác và kéo dài quá mức, tần suất nhiều thì bố mẹ nên tìm hiểu và tư vấn thêm với bác sĩ tâm lý.

Bé 3 tuổi ăn vạ, khóc lóc, gào thét có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?

Thông thường, hành vi ăn vạ nếu không xảy ra quá thường xuyên và bố mẹ vẫn có thể xử lý được thì đây không phải là vấn đề quá to tát. Nhưng nếu con ăn vạ kèm theo các biểu hiện khác về vấn đề:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khả năng học tập
  • Mối quan hệ với người xung quanh trở nên xấu đi.
  • Làm hại bản thân và mọi người xung quanh.
  • Giấc ngủ của con gặp vấn đề.
  • Thường xuyên ném đồ đạc một cách thô bạo.

Khi đó, nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của bố mẹ, trong đó điển hình nhất là bố mẹ vì nóng giận mà đánh, mắng chửi con hoặc ngược lại là chiều theo tất cả mọi ý muốn của trẻ chỉ để con dừng việc ăn vạ.

Vậy có cách nào để xử lý vấn đề bé 3 tuổi ăn vạ hay không?

Điều đầu tiên mà bố mẹ cần hiểu là ăn vạ được xem như một hành vi trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Hiểu được điều này, bố mẹ cũng sẽ cảm thấy chuyện ăn vạ có thể trở nên “nhẹ nhõm” hơn.

Để tránh hành vi bé 3 tuổi ăn vạ cũng như những cảm xúc tiêu cực ở trẻ khi ăn vạ, bố mẹ có thể thực hiện các cách dưới đây:

1. Tạo cơ hội cho bé được tự mình quyết định lựa chọn.

Ví dụ con nhất quyết muốn xem phim hoạt hình ngay khi vừa thức dậy. Mẹ có thể nói với con: “Con có thể chọn giữa việc xem phim hoạt hình vào buổi chiều hoặc là xem sau khi con đã hoàn thành công việc của mình?” (Sự lựa chọn nếu có hành vi không mong muốn thì mẹ hãy tạo ra lựa chọn sao cho bé sẽ thực hiện điều tích cực nhiều hơn).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Để con được tự làm điều mình muốn

Đôi khi con cần được tự mặc quần áo, tự tắm rửa để được nghịch nước thỏa thích, … Khi con được thể hiện chính mình, con sẽ ít ăn vạ hơn.

3. Luôn duy trì các quy tắc và có sự thống nhất rõ ràng giữa các thành viên trong gia đình

Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được điều mình được phép làm hoặc không được phép làm. Như vậy sẽ tránh được các tình huống như đòi ăn kẹo, mua đồ chơi, … một cách vô lý.

4. Khi trẻ bắt đầu các cuộc ăn vạ, bố mẹ nên

– Thiết lập góc bình tĩnh cho con trong nhà. Một góc mà những khi con nổi giận, ăn vạ con sẽ phải đến đó ngồi.

– Đối diện với bé và nhắc bé bình tĩnh lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Nếu con vẫn không bình tĩnh mà quay ra làm đau người khác, ném đồ đạc, hãy đưa con đến góc bình tĩnh. Yêu cầu con ngồi đó cho đến khi con biết lỗi và xin lỗi bố mẹ về hành động ăn vạ của mình.

Điều quan trọng nhất trong lúc con ăn vạ là thái độ của bố mẹ. Không cần la hét, quát mắng hay giận dữ với con. Chỉ cần cho con thấy bố mẹ không hài lòng với con và yêu cầu con chấm dứt hành động ăn vạ là đủ.

– Khi trẻ đã bình tĩnh hãy ôm trẻ và khen bé đã biết dừng ăn vạ. Sau đó giải thích về hành vi cũng như cách cư xử của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc ăn vạ của trẻ không chỉ xảy ra một lần và cũng không thể chấm dứt ngay sau một lần bố mẹ xử lý. Nhưng các trình tự lặp đi lặp lại như trên sẽ giúp trẻ hiểu được cảm xúc cũng như biết cách bày tỏ nhu cầu của mình tốt hơn.

Theo The Asianparent Thái Lan 

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương