3 người Việt dương tính Corona đều trở về từ Vũ Hán. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và yêu cầu dành phần lớn thời gian để bàn cách chống dịch: “Phải có biện pháp mạnh tay để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân, không để Việt Nam rơi vào vùng xoáy của cơn dịch”
Phát hiện 3 người Việt Nam dương tính với virus Corona: 2 người ở Hà Nội, 1 người ở Thanh Hóa
Tính đến 15h20 chiều 30/01/2020, Bộ Y Tế cho biết đã có 3 ca nhiễm virus corona là công dân Việt Nam. Cả 3 trường hợp này đều trở về từ Vũ Hán.
Theo thông tin được cập nhật từ website của Bộ Y Tế Việt Nam vào hồi 15h30 ngày 30/1, tại cuộc họp Chính phủ vào chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã có 3 công dân người Việt Nam dương tính với virus corona.
Một ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.
Cả 3 bệnh nhân đều có chung tiền sử dịch tễ: cùng 5 người Việt Nam khác được một công ty của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc cách đây 2 tháng và cùng trở về Việt Nam ngày 17/1 trên cùng chuyến bay.
Danh tính và hành trình di chuyển của 3 người Việt Nam dương tính với virus Corona
Danh tính cách bệnh nhân gồm Nguyễn Thị Tr. (25 tuổi, trú tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá).
Ngày 17/1 bệnh nhânTr. về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được công ty đón bằng xe công ty di chuyển về trụ sở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 23/1 bệnh nhân bắt xe ra bến xe Giáp Bát và di chuyển bàng xe khách về Yên Định lúc 18h00 cùng ngày, đến khoảng 22h00 bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho.
Đến 13h00 ngày 24/1 bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định khám và đươc chuyển xuống điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, BVĐK tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt, ho. Hiện tại, bệnh nhân đang được được cách ly tại BVĐK tỉnh Thanh Hoá, trong tình trạng ổn định.
Chiều 30/1 tại cuộc họp chính phủ Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến thời điểm hiện tại có 3 ca nhiễm nCoV dương tính là công dân Việt Nam, trở về từ Vũ Hán.
Một ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.
Cả 3 bệnh nhân đều có chung tiền sử dịch tễ: cùng 5 người Việt Nam khác được một công ty của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc cách đây 2 tháng và cùng trở về Việt Nam ngày 17/1 trên cùng chuyến bay.
Danh tính cách bệnh nhân gồm Nguyễn Thị Tr. (25 tuổi, trú tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá).
Ngày 17/1 bệnh nhân Tr. về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được công ty đón bằng xe công ty di chuyển về trụ sở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 23/1 bệnh nhân bắt xe ra bến xe Giáp Bát và di chuyển bàng xe khách về Yên Định lúc 18h00 cùng ngày, đến khoảng 22h00 bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho.
Đến 13h00 ngày 24/1 bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định khám và đươc chuyển xuống điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, BVĐK tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt, ho. Hiện tại, bệnh nhân đang được được cách ly tại BVĐK tỉnh Thanh Hoá, trong tình trạng ổn định.
Bệnh nhân thứ hai là Phạm Văn Ch. (29 tuổi, trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Bệnh nhân khi có triệu chứng khởi phát ngày 21/1 đã đi khám bệnh tại phòng khám tư tại huyện Tam Dương, sau đó đến bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23/1.
Bệnh nhân điều trị không khỏi nhập bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Giải Phóng ngày 26/1. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Giải Phóng.
Bệnh nhân thứ 3 là Nguyễn Thị D. (23 tuối, trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). Ngày 25/1, bệnh nhân đi taxi cùng bố đẻ đến nhập viện bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam ngày 17/1 đến khi nhập viện, bệnh nhân này tiếp xúc với nhiều người thân, họ hàng.
Chống dịch xuyên quốc gia
Chỉ đạo tại buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá tình hình diễn biến bệnh viên phổi cấp vô cùng phức tạp, hiện trên thế giới đã có 170 người chết và hàng ngàn ca nhiễm ở gần 20 quốc gia.
Do đó, Chính phủ đã chủ động để có biện pháp cần thiết, đối phó với tình hình. Thủ tướng yêu cầu chống dịch với tinh thần xuyên quốc gia, có biện pháp mạnh tay bảo vệ sức khỏe người dân, “không để Việt Nam rơi vào vòng xoáy đại dịch này”.
“Làm sao các địa phương đều phải chủ động, không để tình trạng chủ quan, nhất là tình hình biên giới như hiện nay. Như việc kiến nghị đóng cửa biên giới, toàn dân đeo khẩu trang, tất cả các nơi có từ vùng dịch phải có biện pháp kiểm soát chặt, không để chủ quan gây chết người”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, đội phản ứng nhanh được thành lập, cùng với đường dây nóng thì Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch virus corona, nên Thủ tướng yêu cầu hằng ngày Ban chỉ đạo phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời các giải pháp để chủ động ứng phó với dịch.
“Đồng chí nào chủ quan đều phải xử lý nghiêm túc trước nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nhấn mạnh kiểm soát tình hình, đưa ra chủ trương sớm, nhưng do ta có nhiều quan hệ với Trung Quốc qua các hoạt động du lịch, kinh tế, xuất nhập khẩu, mà dịch thì đang bùng nổ và di chuyển xuống phía Nam, nên nếu không có ý chí, quyết tâm cao nhất thì nhân dân mắc phải dịch bệnh.
Kiến nghị kiểm soát toàn biên giới
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều nước đã chủ động phòng chống dịch, đóng cửa biên giới với Trung Quốc, ngưng cấp thị thực cho những người đến từ vùng có dịch, hủy các tour du lịch, đóng cửa các trung tâm mua sắm ở gần khu vực biên giới.
Mặc dù đã có nhiều giải pháp đề ra, nhưng ông Dũng kiến nghị cần có chỉ thị sớm ban hành để quán triệt, triển khai ngay; yêu cầu tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện trung ương, bệnh viện trong ngành công an, quân đội phải tiếp nhận bệnh nhân và xử lý tại chỗ; khởi động khoa phòng chống lây nhiễm tại tất cả các bệnh viện để đón bệnh nhân có triệu chứng sốt.
Quân đội cũng phải đặt ở tình trạng cao nhất, các bệnh viện dã chiến luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó.
Ông Dũng cũng kiến nghị thực hiện đóng cửa các đường mòn, lối mở giáp biên giới với Trung Quốc, kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới. Nghiêm cấm việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã vào Việt Nam. Theo dõi, cách ly công nhân Trung Quốc trở lại Việt Nam làm việc sau kỳ nghỉ.
Đặc biệt, cần hạn chế tập trung đông người, nhất là việc tổ chức lễ hội. Đối với các địa phương có nhiều du khách Trung Quốc phải dừng các lễ hội không cần thiết. Xem xét việc cho sinh viên, học sinh nghỉ học để giảm nguy cơ nhiễm dịch.
Đối với hoạt động kinh tế, giao thương xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết hiện giá trị nông sản thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc là 25,2 tỉ USD, chiếm 1/3 cơ cấu hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bắt đầu có biện pháp để chống dịch như đóng cửa vùng biên giới, tạm dừng trao đổi thương mại cư dân biên giới, có khả năng kéo dài.
Do đó, bộ trưởng cho rằng cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng trong phòng chống dịch, nhưng cũng phải tính phương án tránh gây tâm lý và tác động xấu đến đời sống kinh tế người dân, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với lượng trái cây rau củ quả rất lớn, nếu tác động thương mại chính ngạch mà đóng biên sẽ ảnh hưởng rất lớn, nhiều mặt hàng bị ách tắc và ảnh hưởng đời sống người dân.
Nguồn Zing.vn
Xem thêm:
- Nóng: Phát hiện 2 người Trung Quốc nhiễm virus Corona tại TPHCM.
- Bệnh viêm phổi do virus Corona: Bạn cần làm gì bảo vệ mình theo khuyến cáo của WHO?
- Bộ Y tế nói gì về nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm phổi cấp từ Trung Quốc.
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!