10 cách đơn giản mà hiệu quả để bé chịu nghe lời cha mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để trẻ chịu nghe lời đòi hỏi nghệ thuật dạy con khéo léo của cha mẹ 

Trẻ em, đặc biệt là các bé đang trong độ tuổi trước khi lên 3 thường vẫn chưa thể hiểu được một cách tư duy, logic về hành vi của mình. Trẻ vẫn chưa biết điều gì mình nên làm, được phép làm hay không nên.

Chính vì vậy, cha mẹ được xem là người định hướng vô cùng quan trọng trong thời gian này.

Tuy nhiên, độ tuổi chập chững cũng là lúc trẻ đang dần hình thành cái tôi, luôn thích nói không và có thể phản ứng dữ dội khi bị ra lệnh hoặc không được phép làm điều mình mong muốn.

Đây chính là lúc cha mẹ cần có nghệ thuật trong cách nói chuyện với bé.

10 cách đơn giản nhưng hiệu nghiệm giúp cha mẹ thuyết phục để bé chịu nghe lời mà không lăn ra gào khóc

1. Quan sát tâm trạng của bé

Liệu lúc này con có sẵn sàng nghe cha mẹ nói? Tâm trạng, cảm xúc của con đang như thế nào? Khó chịu, buồn ngủ, đói, đang quan tâm tới thứ khác, … Nếu vậy cha mẹ đừng vội vàng sai bảo hay yêu cầu bé phải làm theo ngay lập tức. Thay vào đó, đợi bé vui vẻ hơn rồi hãy nói chuyện với con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Đừng cố ra lệnh cho trẻ

Thay vì dùng kiểu nói ra lệnh, cha mẹ thử đổi thành câu nói hết sức ngắn gọn để con cảm thấy mình nên làm điều này bằng chính cảm xúc của con. Chẳng hạn như thay vì nói “Ăn xong rồi thì cất bát đi con” có thể thay bằng ” Bát kìa con!”, “Cởi giầy và cất lên giá đi con!” có thể thay bằng “Giầy của con!”, …

10 cách đơn giản mà hiệu quả để trẻ chịu nghe lời

3. Không than phiền cằn nhằn quá lâu

Điều này chỉ dẫn đến việc gió để ngoài tai, nói gì con cũng không nghe. Tốt nhất chỉ nên dạy bé 1 lần vào thời điểm đó. Nếu bé chưa chịu nghe, hãy để vào lúc khác khi chính bố mẹ đã hết cằn nhằn.

4. Luôn nói với con bằng tông giọng bình thường, cảm xúc ổn định

Tâm trạng cha mẹ khi dạy con như thế nào luôn có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Con sẽ dần dần học theo cách đó và lặp lại y như vậy với cha mẹ. Tuy nhiên điều này đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn và kết quả không phải ngày một ngày hai sẽ thể hiện ra ngay lập tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Đặt câu hỏi để trẻ cảm thấy mình không bị kiểm soát và được quyền tự mình đưa ra chính kiến

Chẳng hạn thay vì nói với trẻ “Đừng ném đĩa ăn như thế!” cha mẹ có thể đổi thành “Đĩa ăn dùng để làm gì con nhỉ”, hoặc thay vì nói “Đi rửa tay đi con” cha mẹ có thể đổi thành “Tay con bẩn rồi kìa. Mình nên làm gì bây giờ?”, …

10 cách đơn giản mà hiệu quả để trẻ chịu nghe lời

6. Cho con quyền được lựa chọn

Điều này sẽ giúp con cảm thấy mình vẫn có quyền quyết định. Chẳng hạn như thay vì nói với con “Dọn dẹp đồ chơi của con cho sạch sẽ gọn gàng vào!” cha mẹ có thể dổi thành “Hết giờ chơi rồi con. Con muốn tự dọn hay chúng mình cùng nhau dọn nào?”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Thông báo trước cho con về điều con cần làm

Con sẽ được chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng hơn với việc bị bắt buộc. Chẳng hạn cha mẹ có thể thông báo với trẻ (dùng chuông đồng hồ báo thức cũng là cách giúp trẻ hiểu rõ hơn về thời gian) “Còn 5 phút nữa là hết giờ chơi. Khi nào chuông kêu chúng mình cùng đi tắm nhé!”.

8. Tuyệt đối tránh việc ra mệnh lệnh cưỡng ép cảm xúc của trẻ

Như “Ngừng khóc ngay lập tức”, “Không được le hét nữa”, … Vì trẻ cần một khoảng thời gian để kiểm soát cảm xúc của mình và đôi khi cũng phải mất rất lâu trẻ mới có thể bình tĩnh lại được. Cha mẹ nên nói cho con biết cảm xúc hiện tại của trẻ, thể hiện sự cảm thông sẽ giúp trẻ ngừng cảm xúc tiêu cực tốt hơn. Chính vì vậy thay vì bắt con nín khóc hãy nói với trẻ “Con đau phải không? Mẹ hiểu. Nếu đau con cứ khóc. Mẹ sẽ đợi ở đây. Khi nào hết đau rồi thì mình nín khóc con nhé!”.

10 cách đơn giản mà hiệu quả để trẻ chịu nghe lời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

9. Không nên đe dọa trẻ

Cách dọa con khiến bé cảm thấy sợ hãi nhằm đạt được điều cha mẹ muốn con làm như “Đừng ném đồ không là ngáo ộp bắt đi đấy!’, … là việc tối kị. Điều quan trọng nhất là tập cho trẻ rèn được tính tự lập, tự quyết định chứ không phải làm vì sợ sệt một điều gì đó.

10. Lắng nghe trẻ nhiều hơn thay vì cố chỉ bảo cho con

Đôi khi điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm chính là lắng nghe nhu cầu của trẻ và tìm ra giải pháp để 2 bên cùng cảm thấy vừa lòng. Tuy nhiên nếu đã là quy tắc trong gia đình thì tất cả mọi thành viên đều phải tôn trọng và tuân thủ theo. Đây chính là quan niệm nuôi dạy con một cách trung hòa nhất, yêu thương nhưng vẫn cần kiên quyết đúng lúc (kind but firm).

Theo The Asianparent 

Xem thêm bài liên quan:

CÀNG NÓI CON CÀNG KHÔNG NGHE LỜI – 15 cách nói chỉ làm con phản kháng lại mà thôi!!!

8 chiến lược nuôi dạy con ngoan để tránh trở thành một đứa trẻ hư

Phương pháp dạy con ngoan, kỷ luật kiểu Nhật áp dụng với bé 0-12 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương