Vai trò của 'Chơi' trong sự phát triển của trẻ về trí tuệ và cảm xúc

Vai trò của 'Chơi' trong sự phát triển của trẻ về trí tuệ và cảm xúc

Vui chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì thông qua đó trẻ học được rất nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân v.v.. Cha mẹ cần hiểu về việc chơi đùa của trẻ cũng như vai trò của mình trong việc này. 

Vai trò của ‘Chơi’ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần hiểu về việc chơi đùa của trẻ cũng như vai trò của mình trong việc này.

Tina Bruce, một tác giả hàng đầu về Giáo Dục Mầm Non đã tóm tắt về giá trị của việc chơi đùa như sau: “Các nghiên cứu về não bộ, cũng như nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, đã cho thấy ngày càng rõ hơn về nhu cầu được vui chơi của tuổi thơ. Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành”.

Trong khi việc mua đồ chơi hoặc trò chơi cho trẻ là quan trọng, không gì tốt hơn việc chính chúng ta chơi với trẻ. Việc vui chơi cho phép trẻ hiểu được tương tác xã hội là thế nào, để tìm ra cách giải quyết vấn đề, để tưởng tượng, để khám phá và tìm ra những gì là an toàn và những gì thì không. Nói một cách khác, trẻ em học thông qua việc chơi.

Mục tiêu của “Chơi”

vai-tro-cua-choi

Nhiều trẻ trên thế giới đang lớn lên với rất ít cơ hội để chơi. Những đòi hỏi hằng ngày trong cuộc sống của trẻ đã giảm rất nhiều thời gian chơi. Nhiều trẻ như trẻ bị nhiễm HIV chẳng hạn, đóng vai trò của người lớn(vd nuôi cha mẹ bệnh, chăm sóc em, kiếm tiền để nuôi sống gia đình và quán xuyến việc nội trợ). Chơi là công việc của trẻ và là mấu chốt của sự phát triển tâm lý xã hội lành mạnh.

Vai trò của ‘Chơi’

vai-tro-cua-choi

Vì chơi giúp trẻ học hỏi, được chữa lành và vui đùa.

Học hỏi

  • Chơi có ý nghĩa trong sự phát triển của trẻ và góp phần trong sự phát triển xã hội, cảm xúc, thể chất và tâm trí.
  • Đó là một trong những cách để trẻ tìm ra tác động của trẻ trên môi trường và trên bản thân. Đây là một phương pháp học tập tích cực với nhiều thao tác và giúp trẻ sự thành thạo,tự tin, và phát triển kỹ năng cơ bản-gồm kỹ năng xã hội.
  • Trẻ em tò mò, và chơi là một cách an toàn để khám phá và học hỏi về môi trường. Chơi cá nhân và tập thể hỗ trợ sự tăng trưởng của não, thúc đẩy sự phát triển của sức mạnh và phối hợp thể chất, cung cấp sự thư giãn, động viên việc lập kế hoạch, hỗ trợ tiến trình biểu tượng, cho phép thực hành kỹ năng sống, thống nhất cơ thể,  trí tuệ và tâm linh, và cho phép trẻ vui học.

Chữa lành

  • Ngoài vai trò trong sự phát triển của trẻ, chơi còn có giá trị của quyền năng chữa lành đối với những trẻ đối đầu với những kinh  nghiệm gây sang chấn trong đời. Vài tâm lý gia nói chơi là tiến trình tự nhiên nhất để tự chữa lành trong thời thơ ấu. Chơi cho phép cảm xúc được bộc lộ, cho phép sự bù đắp qua sự tưởng tượng đối với những mất mát, sang chấn, thất bại và khám phá bản thân.
  • Chơi cũng là cách xây dựng sự tin cậy và tiếp xúc thân thiện với trẻ vì đây là một sinh hoạt lý thú, vui tươi và hồn nhiên đối với trẻ. Và chơi là một công cụ hoặc kỹ thuật đặc biệt được dùng trong các sang chấn tâm lý xã hội mà nhiều trẻ trải qua trong chiến tranh và những thảm họa xã hội khác như HIV/AIDS.

 Vui đùa

  • Trẻ chơi vì vui tươi và đó là điều trẻ thích làm!

Những loại trò chơi khác nhau

vai-tro-cua-choi

Có nhiều trò chơi khác nhau khi trẻ lớn lên. Chúng ta hãy nhớ các giai đoạn phát triển khác nhau, và hãy lưu ý các mức độ chơi khác nhau (tên của trò chơi không quan trọng, chúng ta cần tập trung vào điều trẻ học được qua trò chơi).

Tuổi của trẻ

Loại trò chơi

Đặc tính

0-2 tuổi Vận động-giác quan(trẻ dùng khả năng để kiểm soát cơ thể phối hợp với sự kích thích giác quan)
  • Bắt đầu khi bé khởi sự khám phá cơ thể bản thân
  • Bao gồm 5 giác quan
  • Tiếp tục khi trẻ lớn lên cho đến khi trẻ bắt đầu chơi những trò chơi khác
> 2 tuổi * Giả bộ hoặc biểu tượng(dùng trí tưởng tượng)

 

 

 

 

 

 

* Xây dựng: một phần của trò chơi biểu tượng

  • Bắt chước
  • Giả bộ với đồ vật (vd dùng hòn gạch như chiếc xe ô-tô)
  • Đóng vai(vd vai cô giáo, bác sĩ)
  • Tương tác
  • Bắt đầu khi trẻ khởi sự nhớ hình ảnh hoặc tư duy hình tượng và tiếp tục suốt sự phát triển

 

* Trò chơi có mục tiêu (vd trẻ xây tháp với khối)

> 3-4 tuổi Trò chơi với luật lệ
  • Bắt đầu ở tuổi mẫu giáo
  • Khi trẻ bắt đầu chơi trò chơi xã hội với sự cạnh tranh
  • Những trò chơi này lặp đi lặp lại va thiếu biểu tượng (như thể dục-bóng đá, bóng rổ)

BS.Phạm Ngọc Thanh & ST Tổng hợp

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!