Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu? Người lớn có thể tiêm vắc xin bạch hầu hay không?

Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu? Người lớn có thể tiêm vắc xin bạch hầu hay không?

Các bác sĩ cho biết miễn dịch của vắc xin bạch hầu có thể giảm dần theo thời gian dù thường kéo dài đến 10 năm. Vì thế những đối tượng có nguy cơ, kể cả không nhớ hay tiêm vắc xin bạch hầu đã lâu thì đều nên tiêm lại để phòng bệnh tốt hơn.

Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu?

vac-xin-bach-hau

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh.

Về vấn đề đối tượng nào dễ bị mắc bạch hầu, bà Dương Thị Hồng – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết:

Nhóm trẻ em dưới 2 tuổi sẽ được tiêm miễn phí mũi 5 trong 1 có bạch hầu. Tuy nhiên bệnh vẫn còn lưu hành trong cộng đồng nên khi tỉ lệ tiêm chủng giảm hơn, nhóm nguy cơ cao hơn thì đối tượng dễ bị tác động lại là trẻ lớn vì các em tiêm đã lâu, nguy cơ cao hơn.

Mặt khác, giai đoạn vừa qua đã có chiến dịch tiêm bổ sung vắcxin TD (ngừa bạch hầu và uốn ván) nhưng mới triển khai được đến nhóm dưới 7 tuổi và mới tiến hành được ở 30 tỉnh thành nguy cơ cao.

“Ở nước ngoài người ta đã tiêm ngừa vắc xin có thành phần bạch hầu đến mũi thứ 6, cho cả trẻ 14-15 tuổi, chúng ta mới tiêm đến mũi thứ 5 và lứa tuổi tiêm nhỏ hơn” – bà Hồng nói.

Các chuyên gia đề nghị tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung cho các cháu đang bị thiếu mũi hoặc chưa tiêm, bên cạnh đó là thay mũi uốn ván đơn thành mũi TD cho cả trẻ emphụ nữ chuẩn bị có thai.

Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu? Người lớn có thể tiêm vắc xin bạch hầu hay không?

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván

Đối tượng nào nên tiêm vắc xin bạch hầu?

vac-xin-bach-hau

Khử khuẩn vùng dịch bạch hầu ở Đắk Nông

Tình hình bạch hầu đang diễn biến khá nguy hiểm. Sau các ca nhiễm bạch hầu tại TP.HCM và tỉnh Đắk Nông, nhiều người dân đã tìm đến các bệnh viện để hỏi về vắc xin bạch hầu. Không ít người nêu thắc mắc về việc tiêm nhắc vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu vì không nhớ mình đã từng tiêm chưa.

TS.BS Trịnh Hồng Nhiên (Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) đã trả lời câu hỏi này. Ông cho biết vắc xin bạch hầu có hiệu quả phòng bệnh trên 90%. Tuy nhiên, một số đối tượng có khả năng mắc bệnh khi đã tiêm vắc xin là nhóm người có sức đề kháng giảm hay suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó, tác dụng miễn dịch của vắc xin bạch hầu thường duy trì đến 10 năm và giảm dần theo thời gian. Vì thế những người có nguy cơ, kể cả không nhớ hay tiêm vắc xin bạch hầu đã lâu thì đều nên tiêm lại.

Đồng quan điểm, bác sĩ Phan Bá Hiếu – phụ trách khoa truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng – cũng cho biết bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Những ai không nhớ mình từng tiêm vắcxin bạch hầu hay chưa thì vẫn tiêm nhắc được.

Nhận định của ThS.BS Nguyễn Trần Nam – trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM là hầu như người dân ít quan tâm đến việc tiêm ngừa các loại vắc xin phòng bệnh sau 6 tuổi. Để tránh nhiễm bệnh bạch hầu trong giai đoạn này và trong tương lai, BS Nam khuyến cáo mọi người nên đến các cơ sở y tế tiêm nhắc vắc xin sau 10 năm.

Vắc xin bạch hầu cho người lớn là loại 3 trong 1, phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Qua khảo sát tại Viện Pasteur TP.HCM và một số điểm tiêm chủng ở TP.HCM ngày 26-6, chi phí một mũi tiêm bạch hầu – ho gà – uốn ván hiện tại vào khoảng 620.000 – 700.000 đồng một mũi.

vac-xin-bach-hau

Vắc-xin Adacel 0.5 ml là loại vắc-xin kết hợp được chỉ định sử dụng làm mũi nhắc lại 1 liều duy nhất cho trẻ từ 4 tuổi trở lên để phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván.

Làm gì để phòng bệnh bạch hầu?

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, để phòng bệnh bạch hầu, cần thực hiện:

  • Tiêm vắc xin đủ mũi và đúng lịch cho trẻ
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
  • Che miệng đúng cách khi ho hoặc hắt hơi
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
vac-xin-bach-hau

Che miệng khi hắt hơi

Những ai có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải cách ly và đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch – gồm cả người lớn, trẻ em, cần uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Người lớn ở ngoài vùng dịch cũng có thể tiêm ngừa để phòng bệnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!