5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy có phải là tình trạng bình thừơng? Hay là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp y tế? Cần quan sát phân của con như thế nào?
Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút (cúm dạ dày) có thể gây kích ứng ruột và dẫn đến viêm. Kết quả là làm tăng chất nhầy trong phân của em bé. Các triệu chứng khác có thể cho thấy nhiễm trùng bao gồm sốt và khó chịu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng có thể đi ngoài ra phân với màu hơi xanh. Cá biệt, một vào trường hợp quá kích ứng thì có thể thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy.
Dị ứng thực phẩm
Cơ thể khá nhạy cảm dẫn đến dị ứng thức ăn có thể gây viêm. Tình trạng viêm làm tăng tiết chất nhầy, dẫn đến phân của trẻ có nhiều chất nhầy hơn. Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện trong vòng hai tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Đó có thể là do trong chế độ ăn của mẹ vô tình có một loại thực phẩm không hợp với cơ thể của con. Hay có thể là do sữa công thức bé đang dùng.
Lồng ruột cũng khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy
Lồng ruột là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần cấp cứu ngay; có thể xảy ra một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế vì lưu lượng máu bị mất đến ruột và phân bị tắc nghẽn.
Ngoài các dấu hiệu như đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét; các cơn đau bụng đến; nôn ói; thì đi ngoài ra máu nhầy cũng xuất hiện.
Táo bón
Khi gặp tình trạng này, trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy cũng bao gồm trong dấu hiệu nhận biết. Nếu phân đi ngoài rất cứng, điều này có nghĩa là em bé đang bị táo bón. Máu và chất nhầy có thể là từ những vết rách nhỏ trong hậu môn của em bé. Mẹ hãy đảm bảo cho con bú đủ và nhiều để cung cấp nước, ngoài ra hãy thực hiện những cách sau để trị táo bón cho bé.
Viêm ruột kết
Viêm đại tràng dị ứng là khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với một số protein gây viêm và loét xảy ra trong niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân số một gây ra tình trạng này ở trẻ sơ sinh là do protein từ sữa bò. Nó có thể từ sữa công thức bé bú hoặc thậm chí từ chế độ ăn uống của mẹ nếu nuôi con bằng sữa mẹ.
Một số cách nhận biết phân của trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy
- Phân bình thường với chất nhầy nhuốm một chút máu và con yêu trông vẫn ổn: thường nguyên nhân là do dị ứng protein sữa.
- Bé rặn khó khăn và phân lớn, cứng kèm theo một ít máu đỏ: có thể là hậu quả của vết rách hậu môn. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy ở trường hợp này thường xuất hiện dưới dạng một vệt máu bám bên ngoài phân cứng, hoặc những chấm nhỏ màu đỏ tươi trong tã.
- Tiêu chảy có lẫn máu đỏ và con yêu trông ốm yếu mệt mỏi: có thể là kết quả của việc nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Lượng máu đỏ tươi nhiều hơn bất cứ khi nào bé được thay tã nhưng bé trông vẫn bình thường: có thể là do chế độ ăn của mẹ vô tình có thức ăn nào có màu thực phẩm màu đỏ ( không được khuyến khích) hoặc cũng có thể là do bất thường của hệ tiêu hóa gây chảy máu từ phần dưới của ruột.
Trong tất cả trường hợp, mẹ nên để ý thêm bé và hỏi thăm bác sĩ gia đình. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy và quấy khóc, bỏ ăn hay có kèm theo nôn mửa, mệt lả người thì hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Điều trị cho con như thế nào trong trường hợp này?
Phương pháp điều trị khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.
Ví dụ, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị hỗ trợ khi con bị nhiễm trùng dạ dày do virus. Điều này có thể bao gồm truyền chất lỏng để ngăn mất nước và dùng thuốc để hạ sốt.
Nếu dị ứng là nguyên nhân cơ bản gây ra đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ, bác sĩ có thể đề nghị mẹ điều chỉnh chế độ ăn nếu cho con bú hay đổi sữa công thức.
Trong trường hợp cấp cứu y tế như bị lồng ruột thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị bơm hơi qua hậu môn hoặc thụt thuốc cản quang dưới hướng dẫn của máy chiếu X-quang. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định để khắc phục hậu quả.
Nuôi con những năm tháng đầu đời mang lại rất nhiều niềm vui cho mẹ, nhưng cũng kèm theo không ít lo lắng. Hãy luôn quan sát con, chăm sóc tốt sức khoẻ bản thân và tìm kiếm sự giúp đỡ đúng chô đúng người khi có gì bất thường mẹ nhé.
Xem thêm:
- Bảng theo dõi tình trạng phân bé sơ sinh bú mẹ qua từng tháng tuổi
- 12 kiểu phân trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận dạng sức khỏe bé
- Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!