Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn và những điều cần biết

Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn và những điều cần biết

Vắc xin phế cầu là một vắc xin có lợi nhưng không phải ai cũng là đối tượng cần tiêm và được tiêm. Các bác sĩ khuyên những người trong độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 50 khỏe mạnh có thể không cần tiêm loại vắc xin này.

Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn có cần thiết không khi dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại nước ta? Các bác sĩ sẽ đặc biệt khuyên những người trưởng thành có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém nên đi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn viêm phổi càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nhiều đối tượng khác mắc phải các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp nên tiêm vắc xin để phòng ngừa.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Phế cầu khuẩn là gì?
  • Ai nên và không nên tiêm vacxin phế cầu cho người lớn?
  • Cách thức hoạt động của vắc xin phế cầu

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Phế cầu khuẩn là gì?

Phế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn kỵ khí với hơn 90 loại huyết thanh. Chúng thường cư trú ở trong bộ phận tai mũi họng ở người trưởng thành. 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh phế cầu khuẩn rất dễ lây lan qua đường hô hấp, thông qua giọt nhỏ từ mũi hoặc miệng khi ho, hắt hơi, hôn, dùng chung vật dụng… hoặc tiếp xúc, va chạm với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh. Tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm bệnh, bệnh cảnh gây ra rất đa dạng như viêm màng não do vi khuẩn, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,…

tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon-1

Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn phòng được nhiều bệnh

Những dấu hiệu của người bị bệnh phế cầu khuẩn không chỉ riêng một bộ phận mà có thể trên toàn bộ cơ thể của chúng ta. Triệu chứng mắc bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở, đau đầu, đau ngực, cứng ở cổ, mất phương hướng, ớn lạnh, mất ngủ,… Nhiều trường hợp bệnh tình nặng thì có những biểu hiện trầm trọng hơn. Có thể bị mất thính lực, não bị tổn thương dẫn tới tử vong.

Theo bác sĩ Nam, để phòng bệnh, ngoài phương pháp giữ ấm cơ thể, vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng, tăng cường sức đề kháng thì việc tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả tối ưu nhất. Vắc xin phòng phế cầu khuẩn có thể tiêm dự phòng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, người trưởng thành và cả người già. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có tác dụng phòng ngừa đối với một số vi khuẩn nhất định, cho nên khi tiêm vắc xin vẫn không thể hoàn toàn chắc chắn không nhiễm bệnh, vì vậy chủ động phòng tránh là việc hết sức cần thiết của cá nhân và cộng đồng.

Bạn có thể chưa biết:

5 loại vacxin cho bà bầu bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi

Tất tần tật những gì mẹ cần biết về Vacxin 5 trong 1 cho trẻ

Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn, ai nên và không nên?

Các bác sĩ sẽ đặc biệt khuyên những người trưởng thành có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém nên đi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn viêm phổi càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nhiều đối tượng khác mắc phải các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp nên tiêm vắc xin để phòng ngừa. Tránh để tình trạng sức khỏe suy giảm trầm trọng. Cụ thể, tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho người lớn bao gồm:

tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon-2

Người tiêm vắc xin phế cầu phải trên 18 tuổi

+ Tiêm phòng phế cầu cho người lớn nên áp dụng với những người trên 65 tuổi.

+ Người có hệ miễn dịch suy yếu, hay bị ốm. Cơ thể không chống lại sự suy giảm hệ thống dịch do bị viêm phổi.

+ Bệnh nhân bị nhiễm HIV, AIDS, người cấy ghép tạng, người đã trải qua các đợt hóa trị liệu.

+ Những người hút thuốc lá dễ mắc bệnh viêm phổi.

+ Người nghiện rượu nặng dẫn tới suy yếu hệ thống miễn dịch.

+ Bệnh nhân đã trải qua nhiều đợt phẫu thuật, mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Tuy đây là một vắc xin có lợi nhưng không phải ai cũng là đối tượng cần tiêm và được tiêm. Các bác sĩ khuyên những người trong độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 50 khỏe mạnh có thể không cần tiêm loại vắc xin này.

Bạn có thể chưa biết:

Khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng và những lưu ý sau khi tiêm

Tiêm phòng trước sinh con có thật sự cần thiết hay không?

Cách thức hoạt động của vắc xin phế cầu khuẩn

Có 2 loại vắc xin phế cầu khuẩn mà bạn cần phân biệt trước khi quyết định tiêm. Bao gồm:

tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon-3

Có hai loại vắc xin phế cầu khuẩn

+ PCV13 (Vắc xin Prevenar 13) giúp cơ thể loại bỏ được 13 loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho phổi.

+ PPSV23 (Pneumon 23) giúp bảo vệ cơ thể chống được 23 loại vi khuẩn gây viêm phổi.

Bạn có thể tiêm mũi đầu tiên là PCV13, một năm sau đó tiêm PPSV23 sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình tiêm, bạn nên tuân thủ đúng chỉ thị của các bác sĩ, các nhân viên y tế về chỉ số liều lượng và thời gian. Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho người lớn đều được dùng với liều là 0.5ml. Vị trí tiêm vắc xin thường ở bắp tay, tiêm dưới da ở các bộ phận chỉ định khác.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn cầu thì có thể tiêm 2 liều cách nhau 8 tháng, không nhất thiết là 1 năm. Với những người bị suy giảm miễn dịch thì việc càng kéo dài thời gian thì càng giảm đi sự phát triển của các kháng thể, vắc xin không còn tác dụng phát huy hiệu quả.

Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin phế cầu Prevenar 13 

Tiêm phế cầu 13 có sốt không? Sau khi tiêm bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: Đau, nổi ban đỏ, chai cứng và sưng tại chỗ tiêm;
  • Phản ứng toàn thân: Sốt, buồn ngủ, đau đầu, khó chịu, nhức bắp thịt hoặc khớp xương, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Các phản ứng phụ kể trên thường biểu hiện nhẹ và thường chỉ kéo dài 2 ngày là tối đa.

Nếu bệnh nhân bị sốt hoặc đau nhức, có thể uống Acetaminophen hoặc ibuprofen.

Sau khi tiêm vắc-xin Prevenar 13 cũng như bất kỳ loại vắc-xin nào khác, người được tiêm cần ở lại bệnh viện sau tiêm ít nhất là 15 phút. Mục đích là để theo dõi sức khỏe, kịp thời xử trí nếu sốc phản vệ.

Hiện nay có nhiều đơn vị y tế là bệnh viện có triển khai khám và tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Bạn nên tìm hiểu trước các thông tin và tìm đến địa chỉ y tế uy tín để tiêm phòng tránh và điều trị bệnh liên quan đến phổi một cách hiệu quả.

Bác sĩ Nam cho biết, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 lan tràn, việc tiêm vắc xin phế cầu hiện có trên thị trường không thể giúp phòng bệnh Covid-19. Tuy nhiên, vẫn không thể bỏ qua việc tiêm vắc xin phế cầu vì có thể phòng tránh nguy cơ bội nhiễm phế cầu khi không may mắc Covid-19.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn thông tin: Tác dụng có thể gặp sau tiêm vacxin Prevenar 13 – Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!