Thai 37 tuần bị dư ối, mẹ bầu nên làm gì để tránh nguy cơ sinh non?

Thai 37 tuần bị dư ối, mẹ bầu nên làm gì để tránh nguy cơ sinh non?

Ở tuần thai thứ 37, lượng nước ối đạt cao nhất xấp xỉ bằng 1000ml. Lúc này, thai nhi đã lớn nên nước ối cũng sẽ đục dần và có màu như nước vo gạo. Bên cạnh đó, một số mẹ sẽ thấy có cặn lắng trong nước ối khi đi siêu âm. Đây là trường hợp hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Thai nhi tuần 37 đã chuẩn bị sẳn sàng mọi thứ cho công cuộc chào đời của hai mẹ con. Tuy vậy, những nguy cơ như dư ối hay đa ối vẫn có thể xảy ra. Dư ối tuần 37, đa ối tuần 37 khiến cho mẹ bầu gặp những rắc rối như bị khó tiêu hay ợ chua. Ngoài ra táo bón, sưng phù và giãn tĩnh mạch… khi mang thai tuần 37 cũng là những bệnh do dư nước ối gây nên.

  • Mang thai tuần 37 mẹ nên chú ý điều gì?
  • Nước ối như thế nào trong tuần thai thứ 37?
  • Biểu hiện dư nước ối ở mẹ bầu
  • Giải quyết tình trạng dư ối
  • Sinh con khi bị dư nước ối thì thế nào?

Mang thai tuần 37 mẹ nên chú ý điều gì?

Bước vào tuần thai thứ 37, mẹ bầu sẽ cảm nhận nhiều cơn gò Braxton Hick (cơn chuyển dạ giả) xuất hiện nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên cũng có một số mẹ sẽ trải qua hiện tượng này thường xuyên và kéo dài hơn, khiến mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Dù cơ thể mẹ lúc này đã khá nặng nề, nhưng hãy cố gắng uống thật nhiều nước để giảm tình trạng phù nề và tốt hơn cho nước ối. Các chuyên gia khuyên sản phụ nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo tốt nhất cho thai nhi 37 tuần.

thai-nhii-37-tuan

Tình trạng dư ối tuần 37 khiến nhiều mẹ lo lắng

Ngoài ra vào giai đoạn này mẹ nên quan tâm nhiều hơn về các chỉ số nước ối. Đây là môi trường bao bọc xung quanh thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi mọi sự va chạm và viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài. Thai nhi nuốt nước ối, bài tiết thông qua đường tiểu và bằng cách này kiểm soát lượng nước ối xung quanh mình. Nước ối cũng là môi trường cung cấp oxy giúp cho phổi thai nhi phát triển.

Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai và được tạo thành từ 3 nguồn gốc là thai nhi, màng ối và máu mẹ. Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai. Khi thai nhi 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25 – 26 tuần. Thời điểm thai được 32 – 37 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn, đến tuần 38 – 40 giảm xuống còn khoảng 540 – 600ml.

Dư nước ối là khi mẹ bầu có quá nhiều nước ối trong tử cung. Mức nước ối được tính khoảng 1 lít vào tuần thứ 38 và giảm xuống khoảng 800ml vào tuần thứ 40.

Một số bất thường trong cơ thể khiến cho mực nước ối nhiều hơn mức bình thường này gấp hai hay ba lần và khiến cho mẹ bầu rơi vào tình trạng dư nước ối. Thông thường các mẹ bầu có thể ở dạng dư nước ối nhẹ.

Bạn có thể xem: 

Nước ối như thế nào trong tuần thai thứ 37?

Ở tuần thai thứ 37, lượng nước ối đạt cao nhất xấp xỉ bằng 1000ml. Lúc này, thai nhi đã lớn nên nước ối cũng sẽ đục dần và có màu như nước vo gạo. Bên cạnh đó, một số mẹ sẽ thấy có cặn lắng trong nước ối khi đi siêu âm. Đây là trường hợp hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng nhé!

thai-nhii-37-tuan

Thai nhi tuần 37

Ngoài ra, một số mẹ bầu khi thai nhi 37 tuần tuổi thấy chỉ số nước ối giảm. Tuy nhiên, nếu nước ối lúc này giảm còn dưới 60mm hoặc tăng trên 120mm thì có thể bạn phải nhập viện vì bị thiếu nước ối hoặc đa ối tuần 37.

Những trường hợp nước ối trong bụng mẹ ít hơn hay nhiều hơn mức bình thường đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Khi nước ối quá nhiều sẽ gây ra nhiều biến chứng như mẹ bầu bị vỡ ối sớm, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Người mẹ cũng có thể bị băng huyết sau khi sinh.

Thiếu nước ối khi mang thai tuần 37 sẽ làm cho hoạt động của thai nhi trong màng ối bị hạn chế. Thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có nguy cơ khiếm khuyết sau khi chào đời. Người mẹ thì có nguy cơ bị sinh non vì suy thai.

Biểu hiện dư nước ối ở mẹ bầu

Khi bầu 37 tuần bị dư ối thì bụng thường to và căng bóng, tình trạng này sẽ dễ dàng dẫn đến hậu quả là tiếp tục dư ối tuần 38. Và không loại trừ trường hợp mẹ đã bị dư ối tuần 36. Cảm giác đầu tiên là thấy khó chịu và việc hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn.

Thường mẹ bầu sẽ bị dư ối từ tuần thứ 30, nhưng một số mẹ thì có thể bị dư ối từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Một số phụ nữ khi bị dư ối có biểu hiện:

  • khó thở
  • bàn chân sưng lên
  • ợ nóng
  • táo bón
  • cảm thấy vết sưng của bạn rất to và nặng

Nhưng đây là những vấn đề phổ biến đối với phụ nữ mang thai và không hoàn toàn do dư ối gây ra, cho nên nhất thiết cần các kiểm tra xét nghiệm để xác định.

Bạn có thể xem:

Nguyên nhân dư ối ở bà bầu 37 tuần

Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Mẹ bầu bị tiểu đường.
  • Thai nhi gặp vấn đề bất thường và không thể nuốt nước ối cũng như điều chỉnh lượng nước ối quanh mình.
  • Một số bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down hay Edwward cũng khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng dư ối.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng một số vi trùng như Parvovirus hoặc Toxoplasmosis.
  • Tính không tương thích của Rh: Sự không phù hợp giữa máu của mẹ và máu của bé.
  • Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS): Khi một người sinh đôi giống hệt nhau nhận quá nhiều lưu lượng máu và người còn lại nhận được quá ít.
  • Các vấn đề về nhịp tim của em bé: Những vấn đề này có thể xuất hiện trên siêu âm hoặc theo dõi
  • Nhiễm trùng ở trẻ

Giải quyết tình trạng dư ối

Nếu không xác định được nguyên nhân gây dư ối và tình trạng không nghiêm trọng thì việc nghỉ ngơi là cần thiết để mẹ bầu dần dần lấy lại cân bằng.

Nếu nguyên nhân là lượng đường trong máu quá cao thì mẹ bầu cần giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày. Lúc này việc theo dõi và kiểm tra tình trạng bệnh cần được tiến hành thường xuyên.

Nếu vấn đề bất thường do thai nhi thì mẹ bầu cần được theo dõi và can thiệp kịp thời. Có thể mẹ bầu chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu tình hình phức tạp thì mẹ bầu có thể được kích thích để sinh sớm.

thai-nhi-tuan-37

Ngoài ra, nếu bệnh nặng và không thể xác định được nguyên nhân dư ối thì mẹ bầu cần nhập viện để y bác sĩ tìm hiểu và theo dõi thường xuyên và phản ứng kịp thời nhất. Một số kỹ thuật có thể can thiệp để giảm lượng nước ối tránh nguy cơ sinh non hay bong tróc nhau thai. Nhưng chúng có rủi ro về nhiễm trùng và vẫn mang nguy cơ sinh sớm. Do vậy trong những trường hợp nguy cấp cụ thể y bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng hơn về các kỹ thuật này.

Sinh con khi bị dư nước ối thì thế nào?

Việc sinh nở khi bị dư ối vẫn diễn ra bình thường đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, có thể mẹ bầu sẽ phải sinh sớm hơn so với ngày dự sinh do những thay đổi trong tử cung.

Một số mẹ bầu ở tình trạng dư ối nghiêm trọng cũng có thể cần được kích thích sinh sớm hơn bình thường. Mẹ bầu cũng có thể được chỉ định sinh mổ nếu thai nhi bất thường như: song thai, tư thế thai nhi phức tạp hay thai nằm ngang…

Nhưng nói chung, dư ối không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời. Nếu chỉ ở thể nhẹ thì cơ thể mẹ điều chỉnh tự nhiên mức ối trong thai kỳ và sinh con khỏe mạnh, bình thường.

Theo theAsianparent Singapore

Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 37 – Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!