Mẹ bầu 37 tuần cần cẩn trọng nếu muốn sinh mổ sớm

Mẹ bầu 37 tuần cần cẩn trọng nếu muốn sinh mổ sớm

Khi thai 37 tuần, bé yêu đã phát triển tương đối hoàn chỉnh với cơ thể tròn trĩnh và có thể nắm tay rất chặt. Cân nặng của thai nhi 37 tuần tuổi tầm 3kg và chiều dài khoảng 50cm tính từ đầu đến gót chân. Lúc này, bé cũng sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn. Lúc này mẹ có thể mổ được chưa?

Thai 37 tuần mổ được chưa? Sinh con vào tuần này là thuộc diện sinh non an toàn nhưng không phải vì thế mà bạn có thể chủ động sinh mổ ở tuần thứ 37.

  • Thai 37 tuần mổ được chưa?
  • Trường hợp nào nên mổ lấy thai?
  • Nguy cơ khi sinh mổ
  • Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 37 tuần

Thai 37 tuần mổ được chưa?

Khi thai 37 tuần, bé yêu đã phát triển tương đối hoàn chỉnh với cơ thể tròn trĩnh và có thể nắm tay rất chặt. Cân nặng của thai nhi 37 tuần tuổi tầm 3kg và chiều dài khoảng 50cm tính từ đầu đến gót chân. Lúc này, bé cũng sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn.

Đa số các bé có thể sẽ đủ khả năng tự thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế nếu được sinh ra vào thời điểm này. Do đó, sinh con vào tuần này là thuộc diện sinh non an toàn nhưng không phải vì thế mà bạn có thể chủ động sinh mổ ở tuần thứ 37.

Tuần thứ 37, thai nhi vẫn chưa thực sự sẵn sàng để chào đời

Do thai nhi chưa trưởng thành hoàn toàn nên phổi của những em bé sinh mổ trước 38 tuần vẫn còn non. Hơn nữa dịch ứ trong phổi do không qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên các phế nang bị hẹp lại.

Trường hợp này, nguy cơ tử vong cho trẻ rất cao nếu không kịp cấp cứu hoặc nếu được cứu sống thì trẻ cũng chậm phát triển sau này do thiếu ô xy não kéo dài.

Mẹ bầu 37 tuần cần cẩn trọng nếu muốn sinh mổ sớm
Ở tuần 37, bé vẫn chưa thực sự sẵn sàng để chào đời

Ngoài ra, việc trẻ thở ô xy nhiều cũng gây ra tình trạng xẹp phổi. Tình trạng này là do phổi trẻ sinh non không có đủ chất surfactant – chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp phổi nở ra.

Khi sử dụng surfactant, chi phí rất tốn kém. Những trường hợp này, thời gian điều trị thường kéo dài hơn 2 tuần với chi phí trung bình khoảng 30 triệu đồng, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng.

Do đó, nếu có thể mẹ bầu nên đợi thai nhi 38 tuần hãy tiến hành sinh mổ để chào đón bé, trừ trường hợp bất khả kháng vì chừng nào bé vẫn còn trong tử cung thì tất cả các nhu cầu của bé vẫn được đáp ứng, mẹ sẽ không vất vả sau này.

Thai đôi mổ ở tuần 37 tuần được chưa?

Đa số các mẹ mang thai đôi đều không sinh con đủ tuần hay đúng ngày dự sinh. Chưa có một tài liệu y khoa nào ghi lại chính xác khoảng thời gian chuyển dạ đối với các trường hợp mang thai đôi.

Nguy cơ xảy ra tử vong chu sinh (tử vong trong khoảng 4 tuần sau sinh) và thai chết lưu cũng trong khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Vì vậy đây được xem là thời điểm có nguy cơ biến chứng cao nhất đối với việc mang thai đôi. Thai đôi 37 tuần mổ được chưa? Đa phần các trường hợp mang thai đôi thường được cân nhắc chỉ định sinh nở khi các bé sắp đạt tới mốc 37 tuần tuổi.

Trên thực tế, hầu như các sản phụ mang song thai thường sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thai thứ 36 – 37 nếu không gặp vấn đề gì bất thường.

Trường hợp nào nên mổ lấy thai?

Các trường hợp sau đây được chỉ định mổ lấy thai:

  • Sản phụ có khung chậu bị hẹp hoặc lệch, dị dạng cơ quan sinh dục
  • Rau bong non, rau tiền đạo, có vết mổ cũ, ung thư cổ tử cung
  • Ngôi thai bất thường, thai không cân xứng với khung chậu,
  • Thai quá to, thai suy trong bụng mẹ, nước ối quá ít
  • Bé có dây rốn quấn cổ (khi có chèn ép dây rốn, suy thai)
  • Thai suy do quá ngày
Mẹ bầu 37 tuần cần cẩn trọng nếu muốn sinh mổ sớm
Mẹ được chỉ định mổ lấy thai trong 1 số trường hợp

Khi nào cần sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, trong các trường hợp sau mẹ cần sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ:

  • Mẹ có bệnh toàn thân, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, bị các bệnh nhiễm khuẩn
  • Mẹ mang đa thai, có tình trạng suy thai cấp, có tiền sử tiền sản giật, dị ứng nặng do thai hoặc từng phẫu thuật tử cung trước đó
  • Thai quá to, có dấu hiệu suy thai, thai suy dinh dưỡng
  • Bánh nhau có vấn đề như nhau tiền đạo, xơ hóa bánh nhau, hết nước ối…

Nguy cơ khi sinh mổ

  • Ảnh hưởng đến lần sinh kế tiếp: Trong lần sinh sau, thai phụ có thể bị vỡ tử cung do nứt, bung vết mổ cũ. Trường hợp này, con sẽ tử vong rất nhanh, mẹ cũng có thể tử vong nếu không kịp chuyển đến bệnh viện;
  • Tai biến trong lúc mổ: Do sai sót trong việc dùng thuốc mê, kỹ thuật gây mê hoặc do phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm mà vết mổ có thể bị rách thêm, nhiễm trùng (dễ làm bung vết mổ, băng huyết nặng);
  • Sản phụ bị tắc ruột, dính ruột, lâu hồi phục, ít sữa;
  • Trẻ có nguy cơ bị di chứng của suy hô hấp, bại não hoặc tổn thương trong lúc rạch tử cung…

Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 37 tuần

Ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng để thai nhi trong bụng phát triển tốt. Vì đây là giai đoạn con yêu phát triển nhanh nhất nên mẹ bầu cần lưu ý chế độ dinh dưỡng vào tuần thai này.

Hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.  Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh tình trạng ăn quá no vì sẽ bị tức bụng.

thai-37-tuan-mo-duoc-chua
Trẻ sinh thường có lợi hơn về sức khỏe

Bổ sung nhiều thịt cá, rau xanh và hạn chế lượng tinh bột  trong mỗi bữa cơm. Việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin K như súp lơ, dưa hấu, bắp cải, các loại đậu, sữa… sẽ giúp mẹ bầu cầm máu trong quá trình sinh nở.

Một điều không kém phần quan trọng là mẹ tuyệt đối không nên ăn những món quá mặn để tránh tình trạng sưng phù khi mang thai. Chế độ ăn uống ít muối sẽ giúp mẹ hạn chế được chứng cao huyết áp và tiền sản giật.

Vậy là mẹ đã trả lời được cho các thắc mắc thai 37 tuần mổ được chưa. Hãy chú ý đến việc chăm sóc thai kỳ trong thời gian chuẩn bị về đích này để đảm bảo cả mẹ và bé an toàn nhé.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!