Cảnh giác cơn chuyển dạ khi đau bụng dưới ở tuần 37

Cảnh giác cơn chuyển dạ khi đau bụng dưới ở tuần 37

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ mang thai 37 tuần bị đau bụng dưới, 1 số có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và thai nhi. Mẹ mang thai cần chú ý các dấu hiệu đau bụng và đến cơ sở y tế để được trợ giúp kịp thời.

Thai 37 tuần mà đau bụng dưới có phải dấu hiệu sắp sinh? Nếu mẹ cảm thấy đau bụng kèm theo rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ.

  • Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thứ 37
  • Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới là dấu hiệu gì?
  • Mẹ nên làm gì trong tình huống này?
  • Cần tránh gì khi bị đau bụng dưới khi mang thai tuần 37?

Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần 37

Em bé tuần 37 gần như đã phát triển hoàn chỉnh, tuy nhiên các lớp mỡ dưới da vẫn tiếp tục được hình thành để giữ ấm cho bé.

Cảnh giác cơn chuyển dạ khi đau bụng dưới ở tuần 37
Em bé 37 tuần tuổi gần như đã phát triển hoàn chỉnh (Nguồn ảnh: vinmec)

Ở tuần thai này, mẹ sẽ đối mặt với những thay đổi như sau:

  • Có thể bị bong nút nhầy cổ tử cung, hiện tượng này thường xảy ra vài tuần, vài ngày hoặc có thể chỉ vài giờ trước khi chuyển dạ
  • Chuyển động thai thay đổi, cử động của em bé sẽ giảm đi phần nào trong vài ngày trước sinh
  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Suy tĩnh mạch
  • Đau vùng chậu
  • Chuột rút
  • Mất ngủ.

Mang thai 37 tuần đau bụng dưới là dấu hiệu gì?

Cơn gò Braxton Hicks

Thường vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy sự xuất hiện của cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là cơn chuyển dạ giả. Những cơn gò này thường kéo dài trong một giờ, diễn ra không thường xuyên và không theo chu kỳ.

Cơn gò này có thể xảy ra nếu mẹ hoạt động thể chất quá mạnh như chạy, đạp xe, lên xuống cầu thang hay quan hệ tình dục.

Thai 37 tuần đau bụng dưới: Bong nhau thai

Khi bị nhau bong non, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng kèm chảy máu nặng, đau lưng, co thắt mạnh. Từ đó, gây ra, cơn đau bụng dưới.

Đây là tình trạng rất nguy hiểm nên khi có những dấu hiệu trên, mẹ nên đến bệnh viện ngay.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thai 37 tuần đau tức bụng dưới có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, mẹ có thể cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần với lượng nước ít hoặc nước tiểu có mùi lạ,...

Dấu hiệu sinh non

Nếu mẹ cảm thấy các cơn đau bụng thường kéo dài và diễn ra thường xuyên, thì rất có thể mẹ sắp chuyển dạ.

Khi mẹ đau bụng dưới lâm râm kèm theo rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ.

thai-37-tuan-dau-bung-duoi
Mang thai 37 tuần đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sinh non (Nguồn ảnh: vinmec)

Mẹ nên làm gì khi thai 37 tuần đau bụng dưới?

Khi cơn đau bụng dưới nhiều, mẹ nên đến gặp bác sĩ. Nếu các cơn đau không liên quan đến bệnh tật mà do các cơn gò Braxton Hicks, mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Tập hít thở

Các chuyên gia cho rằng người mẹ nên tập hít thở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp đến. Khi tập, mẹ cũng nên thư giãn cơ thể để tối đa tác dụng của bài tập.

Nằm ngủ nghiêng trái

Nếu các cơn gò Braxton Hicks khiến mẹ mệt mỏi, mất sức thì mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang trái. Nhờ đó, để bụng mẹ sẽ dễ chịu hơn.

Tắm nước ấm

Khi thai 37 tuần bị đau bụng bên phải, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được tắm nước ấm.

Massage vùng bụng

Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu massage, kết hợp 1 vài giọt tinh dầu dể xoa nhẹ vùng bụng.

Uống nước ấm

Mẹ nên chăm chỉ uống nước vào thời kỳ mang thai, nếu là nước ấm thì càng tốt. Vì thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân.

Thai 37 tuần đau bụng dưới nhiều mẹ nên tránh gì?

Tránh đi lại quá nhiều và mạnh

Việc đi lại sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ, nhưng mẹ nên làm điều này nhẹ nhàng. Hãy tập đi và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Khi cảm thấy quá đau, bạn cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.

Thai 37 tuần đau bụng dưới: Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột

Tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc ghế. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.

Cảnh giác cơn chuyển dạ khi đau bụng dưới ở tuần 37
Mẹ nên tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột ở tuần thai này (Nguồn ảnh: vinmec)

Không nên ngồi quá lâu một chỗ

Mẹ bầu nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhiều. Cách này giúp giảm stress, tránh tình trạng bị tê liệt. Từ đó, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn, khắc phục tình trạng thai 37 tuần đau bụng lâm râm do đau mỏi cơ.

Thai 37 tuần đau bụng dưới: Không nên quan hệ tình dục ở tháng cuối

Nguyên nhân là vì trong tinh trùng, có một chất gọi là prostaglandin. Chất này kết hợp với một loại hormone sẽ tác động đến sự co bóp dạ con. Từ đó, nó sẽ gây chuyển dạ sớm.

Chọn trang phục phù hợp

Mẹ bầu mặc trang phục quá bó, chật chội dễ khiến máu lưu thông không đều, thậm chí có thể gây đau bụng, đau lưng và nhức mỏi xương khớp. Do đó mẹ cần chọn trang phục mang lại sự thoải mái, dễ chịu.

Trên đây là một số thông tin về thai 37 tuần đau bụng dưới, hy vọng có thể giải đáp thắc mắc của các mẹ, giúp mẹ chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất nhé.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!