Thai 36 tuần - "Em bé ơi! Chúng mình sắp được gặp nhau rồi!"

Thai 36 tuần -

Thai nhi bé nhỏ mà mẹ nhìn thấy trên máy siêu âm trước đó giờ đây đã trở thành một em bé 36 tuần tuổi đầy đặn. Các mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu về thai 36 tuần tuổi trong bài viết này nhé!

thai 36 tuần thai 36 tuần

Bé lúc này có kích thước cỡ của một bó cải, dài khoảng 47 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng gần 2,7kg.

Má của bé lúc này hình thành lớp mỡ và cơ để bú khỏe mạnh, góp phần vào cấu tạo nên khuôn mặt phúng phính của bé.

Các xương mà sau này sẽ tạo nên hộp sọ của bé giờ đây đang di chuyển và chồng chéo lên nhau trong khi đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ. Hiện tượng này được gọi là sự đúc khuôn hộp sọ và nó sẽ bảo vệ đầu bé trong khi bé được sinh ra

thai 36 tuần

thai 36 tuần

Khi thai 36 tuần, Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Khi bé chiếm quá nhiều chỗ trong tử cung, mẹ có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống bình thường. Bạn có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thường xuyên thay vì chỉ ăn ba bữa chính.

Mặt khác, những triệu chứng ợ nóng và khó thở ở những tuần trước sẽ giảm đáng kể và bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi bé bắt đầu di chuyển xuống phía khung xương chậu của mẹ. Quá trình này gọi là sa bụng và thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh nếu đây là em bé đầu tiên của mẹ. Nếu mẹ đã sinh em bé trước đó, thì có lẽ nó sẽ không xảy ra cho tới khi chuyển dạ.

Đến tuần thứ 36, khi bé di chuyển xuống, mẹ sẽ cảm thấy tăng áp lực ở bụng dưới.

thai 36 tuần

thai 36 tuần

Điều này có thể làm cho việc đi bộ ngày càng khó chịu và có thể mẹ phải đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn. Nếu bé nằm ở vị trí thấp, mẹ có thể cảm thấy rất nhiều áp lực cũng như khó chịu ở âm đạo. Một số phụ nữ nói rằng cảm giác đó như thể họ đang đeo một quả bóng bowling vào giữa hai chân của mình.

Mẹ có thể trải qua các cơn co thắt giả thường xuyên hơn từ bây giờ nên hãy tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ với bác sĩ của mình. Một quy tắc chung là nếu mẹ mang thai đủ tháng, quá trình mang thai của mẹ không phức tạp, và nước ối của mẹ không bị vỡ, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ chờ cho đến khi cơn co thắt kéo dài mỗi năm phút một lần trong suốt một giờ, mỗi lần thường kéo dài khoảng một phút. Khi bắt đầu các dấu hiệu chuyển dạ như trên, mẹ đến phòng khám hoặc bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu mẹ cảm thấy thai nhi giảm hoạt động hoặc nghĩ rằng mẹ đang bị rò rỉ nước ối, bị chảy máu âm đạo, sốt, hoặc bạn cảm thấy nhức đầu dữ dội, dai dẳng, đau bụng liên tục hoặc bị hoa mắt.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Trong giai đoạn thai kỳ 36 tuần, mẹ sẽ dành hầu hết thời gian của mình tại phòng khám để quan sát sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Những lần khám này sẽ có rất nhiều điều thú vị: các bác sĩ sẽ ước tính kích thước của bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian bé sẽ chào đời. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ, mẹ sẽ có những bài kiểm tra, xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng
  • Kiểm tra huyết áp (huyết áp của mẹ có thể cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra tay, chân xem có các triệu chứng sưng phù và giãn tĩnh mạch khi mang thai
  • Thăm khám bên trong cổ tử cung để đo độ giãn nở và mở rộng của tử cung, chuẩn bị cho em bé chào đời
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Nhịp tim của thai nhi
  • Kiểm tra thai nhi bằng cách sờ, nắn bụng từ bên ngoài. Bạn sẽ biết được kích thước, hướng quay đầu và vị trí nằm của bé.
thai 36 tuần

thai 36 tuần

Nếu mẹ có bất kỳ vấn đề hoặc câu hỏi nào, đặc biệt là những điều liên quan đến sinh nở, bao gồm cả tần số và thời gian kéo dài của cơn co thắt giả và các triệu chứng khác mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường, hãy đi khám và xin ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để được giúp đỡ kịp thời.

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong quá trình mang thai tuần thứ 36. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có hiệu quả đối với căng thẳng, ốm nghén, đau hông và lưng dưới. Châm cứu còn giúp xoay chuyển vị trí của bé nằm sấp hay nằm ngửa, trị trầm cảm nhẹ đến trung bình.

Đây không phải là một biện pháp thay thế cho chăm sóc y tế trong khi mang thai. Tuy nhiên, nó mang lại nhiều lợi ích và chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé vì nó có rất ít tác dụng phụ. Vì vậy, nhiều phụ nữ mang thai tìm đến phương pháp này thay cho việc điều trị bằng thuốc đối với một số vấn đề thông thường khi mang thai.

2. Quan hệ tình dục

Mẹ không nên quan hệ tình dục trong ba tháng cuối của thai kỳ nếu:

  • Nhau thai của mẹ nằm gần cổ tử cung (nhau thai tiền đạo). Với trường hợp nhau thai tiền đạo, nếu dương vật tiếp xúc với cổ tử cung thì có thể tổn thương nhau thai và gây chảy máu nguy hiểm cho thai nhi 36 tuần tuổi
  • Mẹ bị chảy máu âm đạo
  • Bị vỡ nước ối. Nếu điều này xảy ra, bé sẽ không được bảo vệ chống lại nhiễm trùng
  • Mẹ đã có tiền sử sinh non
  • Hoặc, mẹ bị suy cổ tử cung.
thai 36 tuần

thai 36 tuần

Trên đây là những lời khuyên cho mẹ để có những tuần cuối thai kì thực sự khoẻ mạnh và bình an!

-Ele Luong-

Các bài viết liên quan:

Thai nhi đạp ít vào tháng cuối có phải là hiện tượng nguy hiểm? (101 thắc mắc của mẹ bầu)

Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường? Những điều mẹ bầu cần biết về “thai máy”!

Để thai nhi được thông minh, ba mẹ hãy đọc truyện cổ tích cho con nghe ngay từ trong bụng mẹ

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!