Những điều mẹ cần biết trong 3 tuần đầu thai kỳ

Những điều mẹ cần biết trong 3 tuần đầu thai kỳ

Điều gì sẽ xảy ra đối với cả mẹ và mé trong 3 tuần đầu thai kỳ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bạn có biết rằng trong tuần 1-2 bạn vẫn chưa thực sự mang thai? Nghe có vẻ lạ nhưng phải đến khi thai 3 tuần mới chính thức hình thành trong tử cung. Sau đây là những thay đổi kỳ diệu ở cả cơ thể mẹ và bé trong giai đoạn 3 tuần đầu thai kỳ này.

  • Sự phát triển của thai 3 tuần tuổi
  • Lưu ý chăm sóc mẹ bầu thời kỳ này
  • Danh sách các điều mẹ bầu cần nhớ

Sự phát triển của thai 3 tuần tuổi

Kích thước của thai nhi

Trong tuần 1 – 2 thì thai nhi chỉ giống như một dấu hiệu nhỏ bé mà bạn khó có thể nhận biết, đến tuần thứ 3, phôi thai đã hình thành nhưng kích thước vẫn rất nhỏ.

Thai nhi 3 tuần đầu thai kỳ
Thai 3 tuần đầu thai kỳ

Thai nhi phát triển như thế nào?

  • Trong tuần 1-2, phôi thai chưa hình thành nhưng cơ thể bạn đang chuẩn bị cho sự rụng trứng và tử cung của bạn đang chuẩn bị cho sự xuất hiện của trứng thụ tinh.
  • Vào tuần thứ 3, hành trình mới thực sự bắtdđầu! Trứng đã được thụ tinh của bạn di chuyển về phía tử cung, dọc theo ống dẫn trứng. Đến khi trứng được tử cung, một tập hợp hơn 100 tế bào sẽ hình thành được gọi là phôi. Phôi thai sơ khai sẽ tạo đường nối vào niêm mạc tử cung,
3-tuan-dau-thai-ky
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần tuổi

Các dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ

  • Như đã nói, tuần 1 – 2 bạn chưa thể xác định được mình mang thai nhưng đây là giai đoạn cuối của kỳ kinh nguyệt. Ở thời điểm này, màng tử cung sẽ rụng cùng trứng thụ tinh để chuẩn bị cho việc hình thành nhau thai.
  • Một khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi ở màng cổ tử cung với sự nhất quán và màu sắc – từ dày, dính, màu kem, cho đến mỏng dần, mềm và dính hơn cùng với việc tăng kích thước như là dấu hiệu của thời điểm thụ thai.
Những điều mẹ cần biết trong 3 tuần đầu thai kỳ
Hình ảnh thai 3 tuần tuổi
  • Vào cuối tuần 3 khi phôi thai được “cấy” vào lớp tử cung, bạn có thể nhận thấy một đốm nhỏ, giống như “chảy máu”
  • Bạn có thể nhận thấy bầu vú trở nên mềm và hơi sưng, và dường như lớn hơn so với trước thai kỳ.
  • Cũng có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
  • Bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với mùi – đừng ngạc nhiên bạn bỗng cảm thấy khó chịu với mùi nước hoa yêu thích trước kia.
  • Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (ngay cả lúc bạn hoàn toàn nghỉ ngơi) sẽ cho thấy nhiệt độ cơ thể của bạn luôn ở mức cao.
  • Bạn có thể dương tính với một số xét nghiệm thử thai tại nhà.

Lưu ý chăm sóc mẹ bầu thời kỳ này

  • Nếu bạn chưa sử dụng các loại vitamin bổ sung cho quá trình mang thai thì đây là thời điểm tốt để bắt đầu.
  • Bỏ thuốc lá và rượu, có một chế độ ăn uống lành mạnh và uống ít nhất sáu đến tám ly nước mỗi ngày.
  • Để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của não bộ và tủy sống chưa được hình thành của thai nhi, hãy bắt đầu dùng 400mg axit folic mỗi ngày.
  • Bạn cũng nên cắt giảm lượng cà phê, vì caffein có thể có một tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.
3-tuan-dau-thai-ky
Hình ảnh siêu âm thai 3 tuần

Danh sách các điều mẹ bầu cần nhớ

  • Kiểm tra xem bạn đã thực hiện việc tiêm vắc xin thủy đậu và tiêm chủng ngừa bệnh sởi gần nhất trước kia chưa. Nếu chưa, bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm các vắc xin này trước khi thai nhi hình thành.
  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ để khám thai và tìm hiểu về những nguy cơ trong lối sống, di truyền và môi trường có thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai nhi của bạn.
  • Tại cuộc hẹn này, bạn có thể thảo luận các vấn đề như tập thể dục, chế độ ăn kiêng và việc dùng vitamin trước khi sinh với bác sĩ của bạn.
  • Cho dù bạn đang dùng thuốc thảo dược, theo hay không theo đơn, hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn rằng các loại thuốc này an toàn trong giai đoạn thử thụ thai và thời điểm đầu tiên rất nhạy cảm của thai kỳ.

Thai 3 tuần là thời điểm đánh dấu sự hiện diện của thiên thần nhỏ bên trong cơ thể Mẹ. Trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng được gọi là phôi thai. Mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và nên cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn. Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao để giảm nguy cơ mắc tiều đường trong thai kỳ.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!