Ảnh hưởng thai nhi khi mẹ mang thai 13 tuần bị cảm cúm

Ảnh hưởng thai nhi khi mẹ mang thai 13 tuần bị cảm cúm

Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt.

Bầu 13 tuần bị cảm cúm khiến nhiều chị em hoang mang lo lắng. Các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.

  • Biểu hiện cảm cúm ở mẹ bầu
  • Bầu 13 tuần bị cảm cúm có nguy hiểm không?
  • Cúm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng không phải tất cả
  • Mẹ nên làm gì khi mang bầu 13 tuần bị cảm cúm?

Biểu hiện cảm cúm ở mẹ bầu

Cúm là hiện tượng giống cảm thông thường. Nhưng thường là do vi khuẩn lây từ người bệnh sang người thường theo đường tiếp xúc hàng ngày. Khi lây sang thai phụ, vi khuẩn cúm có thể tấn công sâu vào thai nhi gây những biến chứng nguy hiểm. Ngoài những biểu hiện giống như bệnh cúm thông thường. Mẹ bầu còn cảm thấy đau nhức toàn thân, các cơ bắp rất mỏi mệt, nặng nề, nôn ói, choáng váng,…

bau-13-tuan-bi-cam-cum
Cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai khiến nhiều mẹ lo lắng (Nguồn ảnh: Unsplash)

Bầu 13 tuần bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Nếu mẹ bầu có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nếu mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt thì cần phải thận trọng. Vì virus cúm có ảnh hưởng trực tiếp đến các mẹ, làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng… Đặc biệt chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.

Nguy hiểm hơn, các loại virus này có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây hiện tượng sảy thai (xảy ra trước tuần 20) hoặc sinh non (xảy ra trước tuần 37). Những em bé bị sinh non khi mẹ mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

bau-13-tuan-bi-cam-cum
Mẹ cần cẩn trọng khi dùng thuốc trị cảm cúm trong thai kỳ (Nguồn ảnh: Unsplash)

Cúm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng không phải tất cả

Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt.

Tuy nhiên, Bs. Nguyễn Thị Song Hà – phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn cho biết, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

Có tài liệu cho rằng cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể mắt cho thai. Nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra.

Không phải tất cả các loại cúm đều có hại

Khi bị cảm cúm, các thai phụ không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm.

Mẹ nên làm gì khi bầu 13 tuần bị cảm cúm?

bau-13-tuan-bi-cam-cum
(Nguồn ảnh: Unsplash)

Nếu đó chỉ là bệnh cảm thông thường thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi và thực hiện những cách sau đây:

  • Uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi bị sốt. Mẹ cũng có thể uống nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C để hồi phục sức khỏe
  • Súc miệng với nước muối: Nước muối sinh lý dùng để súc miệng có tác dụng sát khuẩn họng, giúp mẹ mau khỏe
  • Nếu cảm thấy không khỏe, các mẹ cứ nằm trên giường và đừng vội đi lại. Mẹ cũng đừng để cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi.
  • Khi bà bầu bị cảm, nhiều người sẽ không muốn ăn. Nhưng các mẹ nên cố ăn cái gì đó bổ dưỡng như quả tươi, cháo ấm, sữa ấm để mẹ mau hồi phục.
  • Các mẹ cũng có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu các cơn đau nhức. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc

Có những loại thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu nên cân nhắc, đó là:

  • Thuốc kháng virus như Flumadine, Relenza, Tamiflu hoặc Symmetrel: Có thể khiến thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh.
  • Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể khiến thai nhi bị chảy máu còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Các nghiên cứu tiến hành trên động vật cho thấy các thuốc này có liên quan đến các biến chứng khi mang thai.

Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều tỏi, bởi trong tỏi chứa thành phần kháng sinh Allicinin, giàu Glucogen, Fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh.

Theo theAsianparent Singapore.

 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!