Bị sốt khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi và cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

Bị sốt khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi và cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

Dù bà bầu bị sốt ở giai đoạn nào trong thai kỳ đi chăng nữa, việc nhanh chóng hạ thân nhiệt là điều cần làm đầu tiên.

Bị sốt khi mang thai luôn là điều khiến các mẹ bầu lo lắng. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Dấu hiệu bị sốt khi mang thai là gì? Mẹ cần làm gì để phòng tránh bị sốt và cách hạ sốt như thế nào là an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt khi mang thai

Sốt nhẹ khi mới mang thai

sốt khi mang thai

Bị sốt khi mang thai cần làm gì?

Nguyên nhân thường là do mẹ bầu bị các bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm virut đường tiêu hóa, nhiễm trùng ối, bệnh Listeria, nhiễm B19 parvovirus… gây ra.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoặt động trở nên yếu hơn,hoặc cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Nếu không được chữa trị kịp thời thì vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của em bé.

Ảnh hưởng nếu mẹ bầu bị sốt khi mang thai đến thai nhi

Sự ảnh hưởng đến thai nhi sẽ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt. Nếu ở mức độ nhẹ, tức là chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, từ 38 độ trở lên và tình trạng sốt kéo dài có có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé, gây ra một số trường hợp như: dọa sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại dị tật cho bé… Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của người mẹ.

Thực tế, theo các chuyên gia, không phải tất cả các trường hợp bà bầu bị sốt đều ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Chỉ những trường hợp mẹ bầu sốt cao trên 39,5 độ C mới có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo những trường hợp thân nhiệt tăng cao trong 3 tháng đầu, sốt khi mới mang thai cũng đều có thể tác động xấu đến bé con. Đó là nguyên nhân các mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tắm bồn nước nóng, hoặc tắm hơi, xông hơi

Sốt khi mang thai

Làm sao để hết sốt khi mang thai

Sốt virus và sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu bà bầu nhiễm các loại sốt siêu vi trong giai đoạn  3 tháng đầu.

Em bé trong bụng có thể bị ảnh hưởng rất nặng nề, chẳng hạn như sảy thai, thai chết lưu, thai nhi chậm phát triển, dị tật bẩm sinh… Một số tác nhân chính gây bệnh sốt virus ở bà bầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến con, bao gồm virus cúm, sốt xuất huyết, zika, thủy đậu, rubella. Trong các loại này, sốt do nhiễm Rubella cấp tính được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến hội chứng Rubella bẩm sinh (kèm theo dị tật bẩm sinh bào thai), với nguy cơ xảy ra lên đến 90%. Các loại sốt virus khác có khả năng gây ra sảy thai nhưng không thể để lại di chứng dị tật bẩm sinh.

Từ thời điểm em bé được khoảng 12 tuần tuổi trở đi

Giai đoạn này tỷ lệ các biến chứng nói chung sẽ giảm đi. Thông thường, thai càng lớn càng an toàn vì lúc đó thai nhi và bánh nhau đã phát triển đến mức độ tương đối lớn, giúp tăng khả năng chống chịu các bệnh truyền sang từ mẹ. Mặc dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhỏ em bé bị ảnh hưởng.

Riêng sốt xuất huyết, nếu bà bầu mắc phải vào đúng kỳ sinh nở cũng rất nguy hiểm. Dễ dẫn đến nguy cơ chảy máu sau sinh và có ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, nếu thai nhi đã được hơn 3 tháng tuổi nhưng chẳng may bà bầu bị lây nhiễm sốt virus thì vẫn cần được đưa đi khám ngay để làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác, tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của em bé.

Bà bầu bị sốt nên làm gì?

Dù bà bầu bị sốt ở giai đoạn nào trong thai kỳ đi chăng nữa, việc nhanh chóng hạ thân nhiệt là điều cần làm đầu tiên. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc hạ sốt thông thường có thể gây tác dụng phụ với sức khỏe mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý!

Cách hạ sốt an toàn cho bà bầu

Sốt khi mang thai

  • Mẹ bầu cần ở trong môi trường thoáng mát, cởi bớt y phục, dùng khăn ấm lau khắp cơ thể để tản nhiệt.
  • Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
  • Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.
  • Mẹ có thể dùng lòng trắng trứng như một miếng gel lạnh để hấp thu nhiệt lượng cơ thể. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần tách lòng trắng trứng sau đó ngâm một chiếc khăn mỏng và đắp lên lòng bàn chân. Khi khăn khô vì hấp thụ nhiệt, tiếp tục thay khăn mới cho đến khi thân nhiệt giảm xuống.
  • Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước lọc và nước trái cây, chẳng hạn như nước ép cam sẽ vừa giúp bù nước, vừa bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Không phải tất cả những trường hợp bà bầu bị sốt đều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận và tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp.

Theo theAsianparent

Xem thêm

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!