Tất cả những gì mẹ cần biết về sinh non và cách phòng tránh

Tất cả những gì mẹ cần biết về sinh non và cách phòng tránh

Sinh non là khi bé được sinh ra trước 37 tuần. Trẻ sinh non có thể gặp vấn đề về sức khỏe gì mẹ có biết không?

1. Thế nào được gọi là trẻ sinh non?

sinh-non

Trẻ được coi là sinh non nếu sinh ra trước 37 tuần thay vì ở giữa tuần 38-42. Trẻ sẽ dễ bị nhẹ cân hơn trẻ sinh đủ tháng và có thể gặp vấn đề về sức khỏe vì các bộ phận trong cơ thể chưa có đủ thời gian để hoàn thiện.

Phân độ

  • Cực non: tuổi thai lúc sinh nhỏ hơn 26 tuần
  • Non: tuổi thai lúc sinh từ 32-35 tuần
  • Non muộn: tuổi thai lúc sinh từ 35-37 tuần

Khoảng 85% trường hợp xảy ra sau 32 tuần.

Việc sinh không đủ tháng, đặc biệt là khi cách ngày dự sinh quá xa là một trải nghiệm không vui vẻ gì đối với bố mẹ. Hệ lụy của nó cũng không phải là nhỏ. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả với những người vốn được coi là có nguy cơ thấp.

2. Nguyên nhân gây sinh non là gì?

Khoảng 50% các ca sinh non là không thể xác định được nguyên nhân. Dù cho các chuyên gia cũng đã chỉ ra những nhóm có nguy cơ cao hơn người khác như:

  • Tiền sử mẹ sinh non
  • Mẹ mang đa thai
  • Mẹ có dị tật ở tử cung
  • Mang thai khi quá trẻ
  • Mẹ sinh con đầu lòng sau 37 tuổi.

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non

  • Nhẹ cân (bình thường bé sinh đủ tháng nặng 3500g)
  • Có vấn đề về hô hấp, đặc biệt gặp ở thai bé hơn 28 tuần. Các bé sinh non thường có những khoảng thời gian ngưng thở rất ngắn.
  • Nhịp tim chậm, bé có thể phải dùng thuốc để ổn định lại nhịp tim và nhịp thở.
  • Vàng da– do gan chưa trưởng thành
  • Thiếu máu
  • Nồng độ calcium thấp – đường huyết thấp
  • Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển
  • Khó cho bú, hệ tiêu hoá có vấn đề
  • Bị trì hoãn bú mẹ
  • Nằm viện lâu hơn
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao, khả năng miễn dịch thấp
  • Khó duy trì nhiệt độ cơ thể
  • Co giật
  • Có vấn đề về thị giác và thính giác
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Có khả năng bất thường hành vi
  • Có vấn đề về cảm xúc và tình cảm
  • Khả năng tử vong vì chưa đủ cứng cáp để tồn tại.

sinh-non

4. Mẹ bầu có thể sinh thường được không?

Bé non tháng có thể được sinh thường hoặc sinh mổ. Nếu bà bầu vỡ ối tự nhiên và không có biến chứng kèm theo, bé có thể được sinh thường. Nhưng nếu có bất kì nguy cơ gì, việc sinh thường có thể làm tổn thương bé vì lúc này bé chưa đủ trưởng thành nên rất yếu. Những trường hợp này mẹ nên lựa chọn sinh mổ.

5. Trẻ thiếu tháng cần đối diện với những nguy cơ gì?

Hậu quả về sức khỏe suốt đời như bại não, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, mù lòa hoặc câm điếc. Khoảng 50% các ca khuyết tật về thần kinh ở trẻ em là liên quan đến sinh non.

Các em bé còn có nguy cơ nhiễm Virus hợp bào hô hấp (RSV) rất lớn. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và là một bênh rất dễ lây. Đối với trẻ thiếu tháng, RSV có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

6. Mẹ bầu cần làm gì để tránh bị sinh non

sinh-non

Mẹ bầu cần lập cho mình một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập hợp lý. Không hút thuốc và sử dụng chất kích thích. Hãy đi gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có thai để khám và có kế hoạch chăm sóc bản thân và em bé, bao gồm cả việc siêu âm thường xuyên.

Stress cũng là một nguyên nhân cho nên bạn hãy thư giãn, giảm bớt khối lượng. Tránh xa những công việc hoặc những cánh ân có khả năng gây stress cho bạn.

Mẹ bầu hãy yên tâm, nếu chẳng may bé sinh ra thiếu tháng, nếu được chăm sóc tốt, bé vẫn có khả năng khoẻ mạnh và sống bình thường. Việc mẹ cần làm bây giờ là chăm sóc sức khoẻ cả hai mẹ con thật tốt. Hãy tận hưởng cảm giác mang thai thật tuyệt vời này mẹ bầu nhé!

Theo theAsianparent

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!