Mẹ Việt Sài thành chia sẻ tỉ mỉ cách chăm con 3 tháng đầu đời khiến ai cũng ngỡ ngàng

Mẹ Bích Nga, một bà mẹ nổi tiếng về kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh và nuôi dạy con với nhiều mẹo hay trên nhiều diễn đàn. Nhờ các bài luyện tập được thực hiện hàng ngày này mà 2 cô con gái của chị đều biết lẫy và đạt các kĩ năng vận động từ rất sớm cũng như khả năng học hành xuất chúng.
Chia sẻ cách chăm trẻ sơ sinh hiệu quả từ mẹ Sài gòn
2 cô con gái xinh xắn của mẹ Bích Nga từng được rất nhiều độc giả trầm trồ ngưỡng mộ vì các bé đạt được kĩ năng thể chất như lẫy, ngồi, bò từ rất sớm. Không những vậy, cả 2 bé đều có thể cầm thìa dĩa xúc ăn thành thạo và có một thái độ tự lập tuyệt vời ngay từ khi mới 1 tuổi.
Hầu hết các mẹ đều thắc mắc, để dạy con như vậy có khó và vất vả không? Mẹ Bích Nga đã có bài viết chia sẻ cụ thể cách chăm trẻ sơ sinh, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu đời cần phải dựa trên nền tảng những kiến thức khoa học này.
1. Khám phá từ đôi bàn tay

Mẹ Bích Nga chia sẻ bí quyết chăm trẻ sơ sinh từ chính kinh nghiệm nuôi 2 bé gái của mình

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
2. Cùng dạy con khám phá đôi bàn chân linh hoạt

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
3. Hãy để con khám phá thế giới trong mắt bé

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
Nên treo tranh trong phòng bé, đặc biệt là những tranh có màu tương phản như đen và trắng sẽ cuốn hút sự chú ý của bé. Những vật ca rô đen trắng như bàn cờ vua rất lý tưởng để bé luyện sự tập trung, không chỉ đơn thuần phát triển thị giác mà còn có lợi cho năng lực tư duy sau này của bé.Hãy cho bé đi chơi hàng ngày và chỉ cho bé xem những vật gần gũi với môi trường sống.
Từ khi sinh ra, Kitty hầu như ngày nào cũng được mẹ đưa đi chơi (ngày xưa Anh Thi cũng vậy). Con không cần phải đi xa, chỉ cần xuống khuôn viên trước nhà, nhìn lá hoa mây trời sông nước, nhìn những chú cún dạo chơi và những người lớn nhỏ qua lại. Không nhất thiết lúc nào cũng bắt bé nằm trong xe đẩy đi, thỉnh thoảng hãy ẵm bé ra, chỉ cho bé những thứ khác nhau, chẳng hạn như bông hoa và nói từ đó nhiều lần để dần dần hình thành sự nhận thức trong bé.
Khi bé được 3 tháng, mẹ hãy cùng bé nằm trên giường và đưa gương cho bé xem (lưu ý: tuyệt đối không được để cho bé chơi với gương một mình). Ban đầu, đừng vội làm gì cả, chỉ giơ gương cho bé nhìn thấy khuôn mặt hai mẹ con ở trong đó. Ồ, ngạc nhiên chưa, có một người giống hệt mẹ mình, lại có một đứa bé xíu nào bên cạnh nữa.
Sau đó, hãy mỉm cười để bé thấy nụ cười của mẹ trong gương, đưa tay chỉ và nói “mẹ, mẹ”. Hãy khuyến khích bé nhìn mặt mẹ rồi lại nhìn vào gương để so sánh. Tiếp đến, hãy hướng sự tò mò của bé sang cái “đứa nhỏ xíu” kia. Cầm bàn tay bé lên và chỉ vào đó, bé sẽ thấy đứa kia cũng đang đưa tay lên. Hãy đặt vào tay bé một món đồ chơi cho bé soi gương và so sánh. Bé càng lúc càng linh hoạt hơn và mong muốn khám phá.
Soi gương là một bài tập vừa rèn luyện thị giác vừa phát triển óc quan sát của bé.

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
4. Lắng nghe âm thanh cuộc sống
Khi bé mới sinh, hãy kích thích phản xạ nghe của bé bằng đồ chơi treo cũi, giọng nói và tiếng hát khe khẽ, nhạc hòa tấu, tiếng chuông gió leng keng và tiếng vỗ tay theo nhịp khi chơi cùng bé.
Bé sơ sinh phản ứng với âm cao tốt hơn âm trầm, do đó thỉnh thoảng hãy giả giọng trẻ con lanh lảnh và trong trẻo để tạo hứng thú cho bé. Khi được một tháng, hãy hướng dẫn cho bé nghe và nhận thức những âm thanh khác nhau như tiếng dịch chuyển đồ vật, tiếng chuông điện thoại…
Lúc này, cái lục lạc là đồ chơi phù hợp cho bé. Bé cũng dần dần nhận thức được những âm thanh cuộc sống khi được đi chơi như tiếng cười nói của người qua lại, tiếng lá cây xào xạc, tiếng động của nước… Bé càng lớn thì nhu cầu giao tiếp với xã hội càng cao, do đó đừng hà tiện giờ đi chơi bên ngoài của bé.
Với những bé 2-3 tháng tuổi, nên chọn các đồ chơi có tính kết hợp phát triển nhiều giác quan (tai nghe, mắt thấy, tay sờ…) Ví dụ: Kitty khi biết lật đã được nằm chơi với tấm thảm nông trại nhiều màu sắc. Khi bé thấy con bò, bé thò tay chạm vào thì nó sẽ phát ra tiếng kêu của con bò; hoặc chạm vào gà mái thì gà sẽ cục ta cục tác, chạm vào chó thì chó sẽ sủa gâu gâu, chạm vào cừu thì cừu kêu be be, chạm vào vịt thì vịt cạp cạp, chạm vào ếch thì kêu ộp oạp, chạm vào ngựa thì ngựa hí… Thật là một trò chơi vui nhộn khiến bé cười nắc nẻ, mải mê làm đi làm lại để quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
5. Tăng cường giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và hưởng ứng nụ cười của bé
Hãy thường xuyên cho bé nhìn ngắm những phản ứng của khuôn mặt cũng như sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với bé. Hãy cười với bé, nhăn mặt với bé, lè lưỡi trêu cợt bé… Hãy làm những động tác ngộ nghĩnh và hồn nhiên như một người bạn của bé vậy, và khi được hưởng ứng, bé sẽ ham mê làm trò một cách vui tươi và lém lỉnh khiến mẹ phát ghiền cho mà xem.
Những cảm xúc trên gương mặt mẹ là những bài học thực tiễn và sinh động có ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và tâm hồn của bé. Ba mẹ có thể giao tiếp với bé bất cứ lúc nào: khi bé bú, bé chơi, khi tắm, massage và cả khi thay tã cho bé. Ngay cả khi bé ngủ, đôi mắt nhìn ngắm dịu dàng của mẹ cùng lời ca khe khẽ cũng tác động tích cực đến tiềm thức của bé.
Nụ cười có tác dụng với người lớn ra sao thì cũng có tác dụng với bé như vậy, do đó hãy hưởng ứng nụ cười của bé. Khi bé cười, hãy cười lại, vỗ tay, tỏ ra rất vui thích để bé thấy mình được khuyến khích. Hãy nói chuyện nhiều với bé, thỉnh thoảng thơm vào phần dưới cằm bé để bé cười phá lên.

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
5. Các bài tập vận động

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp từ mẹ Sài gòn
Bài tập vận động trong nước cho bé 3 tháng đầu đời

Chăm trẻ sơ sinh, mẹ cần năng cho con vận động đúng cách
Các bài tập thể dục vui nhộn
Mẹ có thể bật nhạc trong thời gian bé tập thể dục, hoặc hãy hát và tạo âm thanh từ miệng khi tập cho bé. Cá nhân mình thì thường chọn phương án thứ hai.
– Động tác tay: Vừa hát vừa tập cho bé theo bài “Thể dục buổi sáng” (Một – Tay giơ cao lên trời. Hai – Tay dang ngang bằng vai. Ba – Tay song song trước mặt. Bốn – buông thả hai tay). Có thể tập cho bé từ vài ngày sau khi sinh, càng lớn càng tăng dần. Đồ chơi hỗ trợ (khi bé được một tháng tuổi): bộ lục lạc đeo tay/chân hình thú bông ngộ nghĩnh có phát ra tiếng kêu nho nhỏ vui tai.
– Động tác ngón tay: Nắm bàn tay bé, mở từng ngón tay rồi lại xếp vào, lần lượt tay này đến tay kia. Mình thì vừa làm như vậy vừa đọc bài thơ “Những ngón tay xinh” mà mình viết cho con. Động tác này giúp các ngón tay của bé linh hoạt.
– Động tác cổ: Đồ chơi hỗ trợ là những con rối tay xinh xắn hoặc quả bóng đầy màu sắc. Mẹ xỏ tay vào con rối, điều khiển ngúc ngắc đầu rối và đưa trước mặt cho bé xem. Khi bé đã chăm chú nhìn, hãy từ từ đưa lên phía trán bé, bé sẽ ngước mắt và ngửa cổ ra để nhìn, tiếp đó mẹ hạ tay xuống để bé cúi cổ. Đưa rối sang trái và sang phải để bé quay đầu theo. Đây là bài tập rèn luyện thị giác và cơ cổ, giúp cổ bé mau cứng cáp. Có thể bắt đầu tập khi bé được 1 tháng.
– Động tác vặn mình: Đồ chơi hỗ trợ là chiếc lục lạc nhiều màu sắc có tiếng kêu leng keng vui tai. Hãy gõ lục lạc xuống giường cạnh hông của bé (bên trái hoặc bên phải tùy ý). Bé sẽ lắng nghe và hướng mắt về phía có tiếng kêu để tìm kiếm. Ban đầu bé chỉ dừng lại ở mức độ lắng nghe và quan sát thôi. Sau đó, bản năng chiếm hữu kích thích bé mãnh liệt khiến bé xoay hông và với tay. Nếu bé lấy được, hãy cho bé cầm nắm một chút để thưởng cho nỗ lực của bé. Sau đó tiếp tục lặp lại động tác nhưng đổi bên.
Nhờ các động tác cơ bản trên đây kết hợp với chế độ phơi nắng thường xuyên mà 2 cô con gái của mình khá cứng cáp và đều biết lật lúc 2,5 tháng (bé tự lật, mẹ hoàn toàn không ép).
– Động tác bụng: Đặt bé nằm ngửa, một tay nâng lưng và một tay đỡ đầu bé rồi từ từ nâng lên như tư thế ngồi hơi ngả lưng, cho mặt bé hướng vào mặt mẹ. Có thể chơi ú òa với bé hoặc làm các điệu bộ trên khuôn mặt để vui đùa cùng bé. Có thể tập động tác này từ 2 tháng tuổi.
– Động tác trườn: Cho bé nằm sấp, tay mẹ nắm lấy hai bàn chân bé và đặt hai gót chân chạm nhau, đẩy đùi bé về phía hai bên. Theo phản xạ bé sẽ nhích về trước chút xíu, lúc đó mẹ ấn bàn tay mình xuống giường để tạo điểm tựa cho bé. Có thể tập động tác này từ 3-4 tháng tuổi.
– Động tác đi bộ dưới nước: Tay mẹ giữ nách cho bé đứng thẳng, chân đặt trên sàn bể (nhớ không để bé nhón chân). Bé sẽ tự bước về trước theo phản xạ và mẹ điều chỉnh theo nhịp bước của bé trong khi vẫn duy trì lực nâng. Bé bước trong nước nhẹ hơn trên cạn nhiều nên bé không mệt, lại được làn nước ấm vỗ về đôi chân khiến bé rất thích. Có thể tập động tác này từ 4-6 tháng tuổi.
Theo Blog mẹ Bích Nga
Xem thêm bài viết:
Cách chăm trẻ sơ sinh bị ốm mau khỏi, không kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi
LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
3 mẹo chăm trẻ sơ sinh quan trọng cho 3 tháng đầu đời để mẹ đỡ mệt, con dễ nuôi
Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến nhất về cách chăm trẻ sơ sinh năm đầu đời dành cho ba mẹ
Trước khi lo không đủ sữa cho con, mẹ nên biết về dung tích dạ dày trẻ sơ sinh
Bà đẻ kiêng cữ bao lâu? Kiêng cữ sau sinh thường và sinh mổ có gì khác nhau?
Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai