Thai nhi tháng thứ 8 - Sắp sinh rồi, mẹ phải làm những gì đây?

Thai nhi tháng thứ 8 - Sắp sinh rồi, mẹ phải làm những gì đây?

Khi bước vào tuần thứ 29 đến tuần thứ 32 (tháng thứ 8 của thai kỳ) thai nhi sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ bên trong bụng mẹ. Đồng thời, não bộ của thai nhi cũng đã phát triển hoàn chỉnh, da bớt nhăn hơn và đã sẵn sàng để chào đời đấy!

Hình ảnh thai nhi tháng thứ 8 là điều nhiều mẹ tò mò. Khi mang thai đến thời điểm này, bé yêu của mẹ đã phát triển tứ chi toàn diện và có khuôn mặt rất rõ ràng. Đặc biệt sự phát triển của thai nhi trong thời gian này khá mạnh mẽ. Bài viết sẽ giúp mẹ biết những việc nên và không nên làm trong giai đoạn gần sinh này:

  • Hình ảnh thai nhi tháng thứ 8 như thế nào? Bé đã phát triển ra sao?
  • Mẹ bầu mang thai 8 tháng sẽ có những thai đổi nào?
  • Những việc mẹ nên và không nên làm trong tháng thứ 8

Mẹ có biết? Thai nhi tháng thứ 8 đạp nhiều vì đã biết phản ứng với âm thanh bên ngoài, sự phát triển của thai nhi trong thời gian này khá mạnh mẽ. Bên cạnh đó là khoảng thời gian mẹ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể mẹ càng trở nên nặng nề, khó khăn khi đi lại, đau lưng, đau chân nhiều hơn. Chính vì thế mà mẹ càng phải chăm sóc bản thân, bổ sung chất dinh dưỡng càng nhiều hơn.

Hình ảnh thai nhi tháng thứ 8 như thế nào? Bé đã phát triển ra sao?

Khi bước vào tuần thứ 29 đến tuần thứ 32 (tháng thứ 8 của thai kỳ) thai nhi sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ bên trong bụng mẹ. Vào khoảng thời gian này, trọng lượng của thai nhi đã đạt từ 1,7 đến 2,2kg tùy vào thể trạng của tưng thai nhi khác nhau. Chiều dài của trẻ cũng đã đạt đến mức chuẩn từ 38 đến 40cm hoặc có thể dài hơn đối với một số trường hợp đặc biệt. Đồng thời, não bộ của thai nhi cũng đã phát triển hoàn chỉnh, da bớt nhăn hơn và đã sẵn sàng để chào đời đấy.

  • Nếu em bé là con trai, thì lúc này dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh.
  • Nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Thai nhi 8 tháng phát triển thế nào? Khi này em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại, và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.

Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Ngoài ra, tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 vẫn chưa tụt xuống khung xương chậu và ngay trên dạ dày của bạn.

thai-nhi-thang-thu-8

Mẹ có thể quan tâm:

Mang thai tuần thứ 8 đã biết trai hay gái chưa? Mẹ bầu đã hết ốm nghén chưa?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?

Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến bạn chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai, và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Bằng cách nào đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.

Mẹ bầu mang thai 8 tháng sẽ có những thai đổi nào?

thai-nhi-thang-thu-8

  • Mẹ sẽ mắc chứng tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) mỗi khi hắt hơi, ho hay cầm vật nặng. Nguyên nhân chính do tử cung lớn, chèn ép lên bàng quang. Mẹ có thể cải thiện tình trạng xấu hổ này bằng cách tập các bài tập Kegel.
  • Cơ thể tích nước nhiều hơn, gây nên hiện tượng phù chân tay.
  • Thường xuyên bị hụt hơi, khó thở do tử cung lớn chèn ép lên phổi.
  • Ợ nóng và táo bón tiếp tục “hành” mẹ bầu.
  • Hoa mắt hoặc nóng người cũng có thể xuất hiện.
  • Các cơn chuyển dạ giả (cơn gò Braxton Hicks ) xuất hiện rõ rệt hơn trong tháng thứ 8 này. Mẹ có thể cảm nhận được cơ tử cung gò cứng hay như cuộn lại trong khoảng 30 – 60 giây. Các cơn gò này thường không đau và sẽ biến mất nếu mẹ thay đổi tư thế. Mẹ tập làm quen với những cơn gò này để chuẩn bị tâm lý cho cơn chuyển dạ thật nhé.
  • Sữa non bắt đầu tiết ra ở bầu ngực, chuẩn bị cho hoạt động của tuyến sữa sau khi em bé chào đời.

Cuối tháng thứ 8 của thai kỳ, lượng nước ối trong tử cung giảm

  • Mẹ bầu 8 tháng nên lưu ý gì? Từ thời điểm này, hàng ngày, nước ối sẽ rỉ ra một chút xíu (không phải mẹ nào cũng vậy, và lượng ối rỉ ra là rất ít. Nếu thấy nước ối ra nhiều, mẹ cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra). Nước ối có mùi và màu khác hoàn toàn với nước tiểu. Ban đầu nước ối có màu trắng trong, càng về cuối thai kỳ, nước ối có màu trắng đục.
  • Tâm lý mẹ cũng thay đổi, thiếu kiên nhẫn và hay cảm thấy khó chịu. Hơn 2 tháng đối với mẹ dài như hàng thế kỷ vậy.

Những việc mẹ nên và không nên làm trong tháng thứ 8

Tập thở

Tháng thứ 8 mẹ sẽ đối mặt với hiện tượng khó thở, hụt hơi. Mẹ nên tập các bài tập thở để cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

Duy trì tập các bài tập Kegel trong suốt thai kỳ

Các bài tập Kegel: Duy trì tập bài tập Kegel để giữ tâm lý ổn định và củng cố cơ đáy chậu.

Uống nhiều nước

thai-nhi-thang-thu-8

Uống nhiều nước giúp mẹ bầu giảm triệu chứng táo bón, ợ nóng, và giảm lượng đường trong máu. Mẹ có thể uống nước hoa quả, nước ép rau xanh, nước dừa tươi…

Chọn tư thế đúng

Tiếp tục duy trì tư thế nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Ngồi thẳng lưng để tránh gây áp lực lên các dây thần kinh ở hông.

Mẹ có thể quan tâm:

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 ở vị trí nào là thuận để sinh thường?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có phải dấu hiệu động thai nguy hiểm?

Tập cho con bú và thay tã/ bỉm cho con

Thời gian này mẹ vẫn còn rảnh rỗi, tranh thủ chưa bận rộn mẹ học cách cho con bú và cách thay tã/ bỉm cho con. Mẹ có thể tham gia các khóa học tiền sản miễn phí hoặc tham khảo qua sách, báo, mạng Internet. Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ tránh được stress sau sinh.

Lên kế hoạch sinh nở

Mẹ chuẩn bị chọn bệnh viện đăng ký sinh, làm hồ sơ sinh, chọn sinh thường hay sinh mổ và đăng ký chọn bác sỹ đỡ đẻ/ bác sỹ mổ.

Duy trì chế độ ăn uống ổn định

Mẹ vẫn duy trì chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm tốt cho thai nhi 8 tháng như: thịt bò, sữa, rau xanh, trứng, cá,… để đảm bảo cho sự phát triển của bé yêu trong bụng. Mẹ nhớ chia nhỏ khẩu phần ăn, tránh ăn quá no nhé!

Tập thể dục nhẹ nhàng

Thời gian này mẹ có thể đi bộ, tập yoga và các bài tập nhẹ nhàng khác để tăng lưu thông máu, giảm căng thẳng và giảm nguy cơ sinh mổ.

Nguồn dinh dưỡng cần có cho mẹ bầu

Tháng thứ 8 là thời điểm của sự tăng sinh não ở thai nhi vì vậy mẹ bầu cần ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để đáp ứng cho sự phát triển não bộ thai nhi: Thực phẩm giàu protein, chất béo như các loại cá, thịt đỏ cung cấp protein, sắt, kẽm, sữa cung cấp vitamin và khoáng chất, axit béo có trong bơ đậu phộng, các loại rau là không thể thiếu cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón cho mẹ.

Mẹ cần tránh ăn những thực phẩm sau trong tháng thứ 8 này

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm cay nóng.
  • Đồ ăn vặt.
  • Thức ăn nhiều axit.
  • Thực phẩm gây táo bón

Ngoài ra mẹ cũng không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá vì sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Hạn chế căng thẳng

Thời gian này mẹ sẽ lo lắng nhiều hơn. Mẹ lo con không phát triển đúng chuẩn, lo không sinh thường được hoặc lo sau sinh không biết cách chăm con. Lo lắng là hiện tượng bình thường trong giai đoạn này chủ yếu bởi sự thay đổi hormone thai kỳ.

Mẹ có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc hoặc gặp gỡ bạn bè hàn huyên. Ngày gặp con yêu không còn xa nữa rồi, mẹ cố gắng tất cả vì con yêu nhé!

Chúc các mẹ có tháng thứ 8 thai kỳ nhẹ nhàng và vui vẻ!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!