Điều không nên nói với con

Điều không nên nói với con

Cách chúng ta trò chuyện với con sẽ trở thành tiếng nói bên trong của đứa trẻ. Nó nói cho chúng biết điều gì là đúng, là sai. Hãy yêu con vì con là chính con và khuyến khích con hướng đến suy nghĩ tích cực, đừng vô tình hay cố ý chôn vùi con mình.

Trẻ thường không nghĩ cha mẹ cũng là những người bình thường mà luôn nghĩ cha mẹ “cao siêu” hơn những gì cha mẹ là. Cha mẹ trong mắt các con khi ấy sẽ là người kiến tạo, người bảo vệ, người chỉ đường. Những gì cha mẹ nói có tác động rất lớn với tinh thần của con. Cách chúng ta trò chuyện với con sẽ trở thành tiếng nói bên trong của đứa trẻ. Nó nói cho chúng biết điều gì là đúng, là sai. Trong khi sự thật là, chúng ta có khi nói những điều chúng ta không thực sự làm, hay không mang đúng ý nghĩa như thế, vì thế đây là Điều không nên nói với con mà bố mẹ phải tuyệt đối chú ý.

Nếu bạn thường tỏ vẻ giận giữ hoặc lạnh lùng với con (dù bạn không cố tình làm thế, dù bạn có ý mong cho đứa trẻ tốt hơn mà thôi) thì con bạn sẽ mang sách hành xử ấy vào quá trình trưởng thành của mình. Con sẽ làm lại những gì bạn làm, nói những gì bạn nói. Có phải chúng ta đều đã gây lỗi không? Bạn có muốn dừng lại sửa lỗi không? Vẫn còn kịp cho tất cả chúng ta.

Có những câu bạn nói ra khi quá nóng giận, hay chỉ vì muốn phản ứng (mà bạn nghĩ sẽ tốt cho con) với hành động, thái độ cụ thể của con. Nhưng tốt nhất là bạn đừng nói câu ấy ra.

Con ngừng khóc ngay

Thậm chí khi con không có lý do gì để khóc, bạn cũng không nên bảo con phải nín khóc ngay vì con không kiểm soát được cảm xúc của mình. Con xứng đáng được cảm nhận chính cảm xúc của mình. Nếu bạn cấm con khóc, con sẽ tự “lập trình” về việc sẽ không ổn nếu có những cảm xúc tương tự. Hậu quả là con sẽ cố kiềm nén mọi thứ vào bên trong.

Điêu không nên nói với con

Điêu không nên nói với con

Bạn có thể nói cách khác: “Khóc không sao cả con ạ nhưng bố/mẹ muốn biết con đang có chuyện gì không ổn?”.

“Bố/mẹ thất vọng về con vô cùng”

Bố mẹ thường nói điều này với con khi con đang trong hoàn cảnh trục trặc mà bản thân con đã tụt cảm xúc về điều mình đã làm/hoặc không làm được. Khi con làm điều gì không đúng, hãy giúp con nhìn thấy cách tốt hơn để làm, giúp con không thấy con là điều gây thất vọng.

Bạn có thay bằng câu nói: “Điều con làm đã sai, chúng ta có thể nói thêm về điều ấy được không?”

“Con đã không cố gắng”

Khi con không đạt được điểm số như mong đợi, bạn nói: “Con đã không cố gắng. Nếu con cố gắng thêm nữa thì có lẽ đã không như thế”. Con có thể hiểu điều bạn nói và làm theo nhưng bạn đã bỏ qua cơ hội tìm hiểu xem con có hứng thú với điều con làm hay không. Khi con không hứng thú, không có động lực thì sự cố gắng ấy chỉ nhằm thỏa mãn những lý do bên ngoài, không phải thỏa mãn nhu cầu của chính con.

Bạn có thể hỏi con: “Con cảm thấy thế nào khi làm việc ấy?” để khơi gợi cho con nói cụ thể hơn những vấn đề con đang gặp phải.

Điều không nên nói với con

Điều không nên nói với con

“Lớn rồi không việc gì phải sợ cả”

Đây không phải là câu mang tính trấn an. Nếu con sợ, bạn không thể nói con đừng sợ nữa. Ai cũng có thể sợ điều gì đó, vào một lúc nào đó, kể cả bạn. Hãy giúp con đối diện với nỗi sợ hãi thay vì trốn chạy.

Bạn thử giúp con bằng cách nói: “Con sợ điều ấy cũng không sao, mọi người đều có lúc sợ hãi điều gì đó nhưng bố/mẹ biết cách này có thể giúp con. Con có muốn thử không?”

“Con thật vô dụng, ngu ngốc”

Bạn có biết bố mẹ chính là người con không phải sợ bị phán xét nhất không vì con hiểu bố mẹ là nơi an toàn nhất. Khi nói điều này ra, bạn đã đẩy con ra khỏi vòng tròn an toàn của con và bạn, buộc con phải tìm kiếm sự an toàn từ nơi khác.

Hãy thay bằng câu: “Không ai hoàn hảo cả con ạ, lần sau sẽ tốt hơn”.

“Con rất là hư”

Đừng bao giờ khiến con nghĩ con thật tồi tệ. Chỉ có hành vi sai, không phù hợp chứ con không nên được “dán nhãn” là đứa bé hư. Đây là lỗi mà cha mẹ thường gặp, vô tình gieo cho con niềm tin rằng con rất tồi tệ.

Điều không nên nói với con

Điều không nên nói với con

“Bố/mẹ sẽ làm mọi thứ vì con”

Câu này ban đầu nghe có vẻ hợp lý nhưng bạn đang “trói” con mình vào suy nghĩ con là nguyên nhân để bạn làm mọi thứ, kể cả tốt hay xấu. Con không thể chọn được người sinh mình ra. Lời khẳng định ấy của bạn vô tình buộc con phải chịu trách nhiệm vì những lựa chọn của bạn.

“Con mập quá” hay “Con ốm quá”

Con bạn có thể tự biết mình thừa cân hay không, không cần bạn phải “hạ gục” tinh thần con bằng lời khẳng định đó. Nhà là nơi bình yên, không nên là nơi trẻ bị bạo hành cảm xúc, bị phán xét những điều như thế. Bạn có biết con đã khổ sở vì bị chê bai từ người ngoài nhiều như thế nào không? Việc dán nhãn sẽ vô tình mặc định rằng con không tốt, con rất tệ.

Bạn có thể khuyến khích con giảm cân bằng cách: “Bố/mẹ nghĩ mình nên điều chỉnh cân nặng để có vóc dáng gọn gàng và sức khỏe tốt hơn. Con có muốn cùng thử với bố/mẹ không. Bố/mẹ không muốn làm điều ấy một mình”.

Hãy yêu con vì con là chính con và khuyến khích con hướng đến suy nghĩ tích cực, đừng vô tình hay cố ý chôn vùi con mình.

Nguồn: Peace Quarters

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!