Dấu hiệu thai yếu là gì? Mẹ bầu cần nhận biết sớm để xử lý

Dấu hiệu thai yếu là gì? Mẹ bầu cần nhận biết sớm để xử lý

Dấu hiệu thai yếu là một trong những nguy cơ dẫn đến sảy thai. Vậy những dấu hiệu nào báo hiệu thai yếu? Khi có dấu hiệu thai yếu các mẹ cần làm gì? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Thế nào là thai yếu?

Thai yếu là khi thai nhi không được bình thường, những bất thường về phôi thai, thai nhi quá nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai hay  hormone thai kì thấp, kích thước túi ối nhỏ...

Khi kết luận là thai yếu, tùy vào trường hợp mà các bác sĩ sẽ có cách chữa trị khác nhau. Những cách điều trị có thể áp dụng như: Uống hoặc tiêm nội tiết, đặc thuốc chống co bóp tử cung. Hoặc bổ sung vitamin, các khoáng chất mà cơ thể mẹ thiếu. Tái khám sau 10 ngày để theo dõi tình trạng của thai nhi.

dau-hieu-thai-yeu Thai yếu khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng

Nguyên nhân dẫn đến thai yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu thai yếu:

  • Sức khỏe kém do mẹ bầu nghén đến mức không thể ăn uống được gì;
  • Mẹ bầu có tiền sử bệnh về tử cung. Các bệnh như viêm nhiễm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung có bóp khác thường…
  • Người mẹ không có chế độ dinh dưỡng hợp lí, lao tâm lao lực, không có thời gian nghỉ ngơi;
  • Mẹ bị mất cân bằng nội tiết hoặc mắc một số bệnh như: tim mạch, thận…
  • Mang bầu bị té ngã gây động thai, vận động mạnh…
  • Do mẹ xoa bóp bụng, co bóp tử cung…Dẫn đến hiện tượng tụ dịch dưới màng nuôi, bong màng nuôi thai (hay còn gọi là bong nhau thai).

Những dấu hiệu thai yếu cần lưu ý

Những biểu hiện khác thường trong thai kì là điều các mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là những dấu hiệu thai yếu mà bạn nên lưu ý.

Ra máu bất thường

Đây có thể là dấu hiệu thai yếu, sảy thai, thai ngoài tử cung. Nếu lượng máu ra ít, bạn có thể nghỉ ngơi và theo dõi tiếp. Trong trường hợp ra máu ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn … Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không phát hiện và nhanh chóng chữa trị sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

Sốt cao

Sốt cao là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà các mẹ mắc phải. Đe dọa tính mạng của mẹ và sự phát triển của bé. Nếu bạn bị sốt cao kèm theo triệu chứng phát ban, đau khớp….Bạn cần đi khám ngay. Nguyên nhân có thể do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus…Nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.

Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Nếu thường xuyên hoa mắt, chóng mặt thì bạn phải hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp. Thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước. Khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.

Cử động của thai

Không có quy tắc nào về cử động của thai. Nhưng nếu thai nhi cử động khác thường bạn nên đến gặp bác sĩ. Bé cử động ít có thể do thai buồn ngủ, mất nước hoặc do dây rốn bị tổn thương.

dau-hieu-thai-yeu Thai yếu khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng

Dịch tiết âm đạo quá nhiều

Âm đạo tiết dịch nhầy là dấu hiệu bình thường khi mang thai. Nếu dịch âm đạo kèm theo cảm giác đau, mùi hôi hoặc máu. Thì bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Dịch tiết âm đạo quá nhiều, ướt cả đồ lót bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ. Vì có thể liên quan đến bệnh ở cổ tử cung hoặc nguy cơ sinh non.

Mất cảm giác căng tức ngực

Trong suốt thai kì, do thay đổi nội tiết tố nên cơ thể bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Bầu ngực bắt đầu lớn lên, cảm giác ngứa da ngực và xuất hiện vết rạn trên ngực. Nếu những cảm giác này mất đi thì có thể khả năng hoại tử villous đã xảy ra. Phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.

Ngứa

Da của bạn khi mang thai sẽ bị rạn dẫn đến ngứa. Nhưng bạn thấy lòng bàn chân, bàn tay ngứa ran. Có thể là một dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp được gọi là ứ mật. Gây tích tụ axit mật trong gan. Bệnh này có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.

Đau đầu dữ dội cũng có thể là dấu hiệu thai yếu

Đau đầu dữ dội trong thai kì là một trong những triệu chứng cảnh báo nguy cơ tiền sản giật. Mẹ bị bệnh dễ bị co giật, hôn mê, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non.

Đau khi đi tiểu, tiểu buốt

Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, thai lưu. Bệnh gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi.

Khi có dấu hiệu thai yếu bạn nên làm gì?

dau-hieu-thai-yeu Hãy bảo vệ thai nhi và giúp bé chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh

Khi có dấu hiệu thai yếu bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chữa trị. Chữa trị càng sớm thì thai kì của bạn sẽ càng khỏe mạnh, bé được phát triển tốt.

Sau khi thăm khám bạn nên giữ cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lí để bảo vệ thai. Bạn nên tăng thêm lượng chất đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa, thịt, cá, đậu...Ngoài 3 bữa chính, bạn cần ăn thêm bữa phụ, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Các chất bạn cần cung cấp cho cơ thể: chất đạm, chất sắt, canxi, axit folic, vitamin C, D…

Khi có dấu hiệu thai yếu các mẹ nên giữ bình tĩnh và nhanh chóng gặp bác sĩ. Một chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng hợp lí sẽ giúp ổn định sức khỏe của bạn. Hãy bảo vệ thai nhi và giúp bé chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!